NHỮNG TẤM LÒNG XA XỨ KHÔNG MỎI MỆT
Phụng Sự Nhân Sinh
Bản cam kết
Muôn kiếp nhân sinh nhắc tôi nhớ đến câu nói nổi tiếng của nhà Phật được trích lục trong Nhập thế, lạc mà không lạc: Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả. Có thể hiểu rằng Bồ tát là người gieo nhân có thiện tâm vô cùng cẩn thận, còn quả đến hay không thì nhân quả quyết, nên chỉ sợ nhân, gieo nhân cẩn thận thôi; còn chúng sinh sợ quả, tức là sợ hãi một điều gì đó sẽ xảy ra ấy. Và gieo nhân gặp quả của chính ta, chứ không phải gặp quả do người khác gieo nhân.
Bắt đầu với quan niệm nghiệp Nhân quả, tôi có liên tưởng khá thú vị với Luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, bạn biết rằng, năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, chúng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác. Tương tự với Nhân quả, nhân quả không tự sinh ra mà do chính chúng ta tự tay gieo trồng, nhân quả cũng không mất đi mà chỉ chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Nói cho dễ hiểu thì thế này, bất cứ hành động, lời nói hay tư tưởng của chúng ta đều là nhân và đến một thời điểm nào đó quả sẽ trổ, nó có thể nhảy xổ vào cuộc đời bạn, vào những người thân của bạn ở kiếp này hoặc kiếp sau, thậm chí ở nhiều kiếp sau nữa. Nếu chưa đến ngay, thì ít nhất là tất yếu, không chạy đâu cho thoát.Bởi vì cuộc đời chúng ta là hữu hạn nên không mấy ai có thể nhìn rõ những tác động của tạo hóa. Không có gì xảy ra tự nhiên mà đều tuân theo quy luật bất biến. Những gì xảy ra với chúng ta trong đời sống hiện tại đều là quả của các nhân đã gieo trồng từ trước.
Trong hành tinh này cũng có những chu kỳ luân hồi – theo một quy luật không có gì là vĩnh hằng mãi mãi, ngay cả lúc này bởi không chỉ có kiếp người mới có luân hồi, tái sinh mà các đế chế, triều đại, các nền văn minh đều chịu chung một số phận.Tương tự như vậy, mọi sự thay đổi của thế giới mặc nhiên là theo một vòng xoáy. Mỗi vòng là một chu kỳ bao gồm bốn giai đoạn: Thành (khi mới khai lập) – Trụ (phát triển lớn mạnh) – Hoại (bắt đầu suy thoái) – cuối cùng là Diệt (biến mất) trước khi chuyển sang một chu kỳ khác. Đời người cũng thế, bắt đầu từ khi mới sinh ra, lớn lên, rồi già yếu và sau cùng là chết.Người ta vẫn nói, đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận những năm tháng đã sống hoài sống phí. Thực ra đời người không chỉ sống có một lần thôi đâu, dù bạn có tôn giáo hay không hoặc không có tôn giáo nào, dù bạn tin hay không tin thì Luân hồi và Luật nhân quả vẫn cứ xảy ra bởi vì Nhân quả và Luân hồi không phải của riêng đạo Phật hay Phật pháp mà nó là quy luật vận hành của vũ trụ, của cuộc đời.Những người có tín ngưỡng thì tin rằng còn có một sự sống ở bên kia cửa tử, lại có ý kiến khác cho rằng chết là hết, người ta không còn gì cả. Nếu theo lý giải ở khía cạnh khoa học thì sự sống ngừng lại ở chỗ hơi thở chấm dứt, có vẻ như rất hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta lại không biết rằng hầu hết những tôn giáo lớn trên thế giới đều đồng ý rằng chết không phải là hết, mà còn có một cái gì đó tồn tại. Dù được gọi là linh hồn hay thực thể thì nó vẫn tiếp tục hiện hữu trong hình thức này hay hình thức khác nhập vào một thể xác khác để sống trong kiếp sau. Và có tiếp tục được đầu thai làm người (người như thế nào) vi khuẩn, sâu bọ hay súc vật, ma quỷ lại tùy thuộc vào thiện nghiệp hay ác nghiệp chúng ta làm từ những kiếp sống trước
Trong cuộc sống này, mỗi người trong chúng ta sống phải có trách nhiệm, trước khi làm bất cứ điều gì hãy nghĩ đến hậu quả. cái chân thiện mỹ điều luôn thúc bách, giữ chúng ta luôn ở trên con đường đúng đắn, ngăn chặn chúng ta khỏi bị sa vào những nơi lầm lạc. Cuối cùng thì, kiếp trước như thế nào không ai nhớ, kiếp sau ra sao chẳng ai hay nhưng ta có thể chắc chắn một điều, tất cả chúng ta đều đang nỗ lực hết mình để sống tốt ở kiếp này.
Trong Phật giáo có từ “phương tiện” để chỉ cho những biện pháp giúp an tâm, giúp con người nương vào đó mà đi vào con đường sáng, vượt qua sông mê, biển khổ. Với Phật giáo Nam truyền, cũng có hình thức cầu an đầu năm hay vào những dịp lễ trọng, như rải nước an lành, tụng kinh chúc phúc cho phật tử.
Những hoạt động này là một liệu pháp tinh thần nhưng quan trọng hơn, mỗi độ tết đến xuân về, phật tử đi chùa sẽ được nghe chư tăng giảng pháp, giúp người nghe hiểu rõ đạo lý nhân quả để từ đó có thay đổi lối sống, suy nghĩ, chuyển hóa hành vi từ bất thiện thành tốt đẹp.
Khi hiểu biết rõ ràng rằng vận mệnh đời do chính bản thân gây tạo thì họ sẽ quay về chăm sóc chính mình, không trông chờ vào tha lực nào cả. Đó chính là lúc người đó dần hoàn thiện suy nghĩ, lời nói, việc làm sao cho thiện, cho lành. Được vậy mọi thứ tự nhiên an lành.
Nên nhớ, đến chùa là một phương tiện để trở về với chính mình, chiêm nghiệm đời sống đã qua để định hướng cho mình con đường sáng đẹp bằng sự nỗ lực. Hễ còn trông chờ vào tha lực quá nhiều thì còn dựa dẫm, còn mê muội, còn cầu cúng, van xin.
Và còn làm những việc đó như một mục đích của việc đến với chùa, hướng về Phật là còn khổ. Tất cả những phương tiện của Phật giáo đều có giá trị riêng, nhưng người thực hành phải hiểu.
Ví dụ, khi đốt một nén nhang cho Phật mà không hiểu rằng mình cần tu tập giới, định, tuệ, làm cho mình cũng tỏa hương thơm từ giới đức, từ cách sống cách nghĩ hằng ngày để dâng Phật mà cứ xông hương hình thức, càng đốt càng mê. Và đó chính là vấn đề người phật tử, có tín tâm với Phật cần suy nghĩ.
Đức Phật dạy khi nói và làm việc gì với suy nghĩ tốt lành thì an lạc – hạnh phúc là kết quả của hành vi nói và làm ấy. Ngược lại, nói và làm với ý niệm không tốt, thiếu chân chánh thì hệ lụy, khổ đau, phiền muộn chắc chắn sẽ khó tránh khỏi.
Theo đó, cầu nguyện cũng là tâm niệm, là ý nguyện rất cần thiết trong dịp đầu năm – theo truyền thống lâu đời của ông bà chúng ta. Thường cuối năm, ai cũng muốn buông bỏ những gì phiền toái của năm cũ, mong muốn được tha thứ lỗi lầm, những sai phạm do bản thân gây nên, mong muốn mọi việc trắc trở, chướng duyên được kết thúc cùng năm tháng.
Và nhất là bước sang năm mới mong muốn được nhiều thuận duyên hơn, gia đạo được an bình; đặc biệt là hướng về ông bà tổ tiên cầu nguyện gia phong vĩnh chấn, họ tộc vinh quang… Với sự cầu nguyện này là yếu tố thiện lành nuôi lớn tâm thiện, góp phần định hướng hành vi hướng thiện thì rất cần thiết.
Ngược lại, với tâm nguyện phó thác cuộc sống của bản thân cho thánh thần; xin được giải trừ nghiệp chướng khổ đau; xin cho thoát kiếp nghèo túng… trong khi vẫn tạo tác những điều trái với đạo đức, trái với luật pháp, trái với lương tâm thiện lành; không phấn đấu làm ăn, dấn thân lao động thì không có thánh thần, Phật, bồ tát chứng minh và gia hộ; không ai gánh chịu thay hậu quả do bản thân mình gây tạo.
Thiết nghĩ, để cầu nguyện vừa có ý nghĩa, vừa giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc đi chùa cầu nguyện đầu năm, các tự viện phải truyền đạt được lời Phật dạy; đạo lý nhân quả; bình tâm nhìn lại những suy nghĩ, giao tiếp và cách ứng xử, việc làm của mình để kịp điều chỉnh, sửa sai và phát triển hơn nếu là hành vi tích cực.
Tăng ni cần nhắc nhở người đi chùa phải chịu trách nhiệm những việc làm dù thiện hay bất thiện, hậu quả phải chấp nhận để giải quyết xử lý và tự hào với thành quả lao động của bản thân, chứ không một ai. ban phát
.