KỶ NIỆM NGÀY KHAI TRƯƠNG SƠN ĐÀI MINH VIỆN
Phụng Sự Nhân Sinh
Trong kinh Tạp A Hàm, quyển 37, đức Phật dạy: “Phàm là đệ tử Phật, nên học và nghĩ nhớ thế này! Nếu có người nào muốn giết hại ta, ta không ưa vui, tất nhiên kẻ khác cũng vậy, họ không ưa vui khi ta giết hại họ. Tại sao muốn mạng sống mình còn mà lai đi giết hại mạng sống kẻ khác? Giác ngộ thế rồi, ta quyết định thọ giới bất sát, nhất định không ưa thích sự giết hại”. Qua lời dạy trên ta thấy, Phật dạy ăn chay trước nhất không chỉ là lòng từ bi tôn trọng sự sống mà còn bố thí sự không sợ hãi, các loài động vật sẽ không bỏ chạy khi thấy chúng ta, chúng sanh sẽ không còn kinh sợ, ta dễ gần để hóa độ. Nếu ta nghĩ ta tốt, ta làm các việc từ thiện nhưng nếu vẫn còn ăn thịt chúng sanh thì vẫn chưa có ý thức rốt ráo về ý nghĩa từ thiện, vì còn ăn thịt là còn sát sanh, ắt tâm từ không có, thì tâm thiện cũng không.
Hòa thượng thượng Trí Hạ Tịnh là vị cao tăng nước Việt, tinh thông tam tạng giáo điển (Kinh, Luật, Luận), là nhà phiên dịch từ Hán tạng sang Việt ngữ hầu hết các Kinh tạng Đại thừa, là nhà giáo dục tài ba, đào tạo xây dựng rất nhiều thế hệ tăng tài phục vụ giáo hội, là bậc tu hành có sở đắc sở ngộ, hướng dẫn mọi người kết duyên lành với Tịnh Độ tông. Trong đời sống thường nhật, khi giáo huấn mọi người, từ hàng xuất gia cho đến hàng cư sĩ tại gia, từ già đến trẻ nhỏ, từ hàng trí thức cho đến người bình dân, ngài thường dạy một câu: “Hãy ăn chay, niệm Phật, thương người, thương vật”. Lời dạy của Ngài rất giản đơn, ai nghe qua lần đầu cũng cảm thấy lạ, tại sao một vị cao tăng không dạy những gì thâm diệu của giáo nghĩa Đại thừa, chỉ khi bình tâm và suy xét thật sâu mới thấy lời dạy ấy thật là có ý nghĩa.
1. Truy cầu hưởng lạc là thiên tính của con người, nhưng trải qua gian khổ cũng là điều tất yếu của đời người. Đời người có thể càng đau khổ thì càng hiểu được sự truy cầu vui vẻ.
2. Vị trí cuộc đời thích hợp lại không phải tiến gần tiền bạc, cũng không phải tiến gần quyền lợi, mà là gần gũi linh hồn. Hạnh phúc chân chính không phải giàu có, cũng không phải mọi chuyện đều đúng, mà là không hổ thẹn với lòng.
3. Một đời người là một lộ trình dài đầy gió tuyết, chúng ta chỉ truy cầu một thứ thành công, chính là dùng phương thức yêu thích trải qua hết cuộc sống này.
4. Đời người thì làm gì có chuyện mọi việc đều như ý. Cuộc sống cũng đâu thể nào hài lòng hết thảy. Vì vậy, đừng so đo với người khác, bởi vì không đáng; đừng quá nghiêm khắc với bản thân, bởi vì sẽ tự tổn thương mình; cũng đừng tính toán chuyện cũ.
5. Chuyện đáng sợ nhất đời người là vừa sống vừa hối hận, vì không tạo ra được bất cứ sự thay đổi nào.
6. Mèo thích ăn cá, nhưng mèo lại không thể xuống nước; cá thích ăn giun nhưng cá lại không thể lên bờ. Đời người chính là vừa có được, vừa mất đi; vừa chọn lựa, vừa bỏ cuộc.
7. Lòng người vốn lương thiện, chỉ cần lòng có thể thanh tĩnh thì có thể phân biệt tốt xấu đúng sai, có thể biết được những điều không nên làm và nên làm.
8. Trên đường đời, chúng ta hiểu được buông bỏ, bước chân chúng ta nặng trĩu là vì phong cảnh đẹp hơn. Chúng ta vứt bỏ cám dỗ, chúng ta chọn lựa cầu vồng phía trước và ánh nắng sau cơn bão tuyết.
9. Chiến tranh kéo dài nhất của đời người chính là cuộc chiến tranh của bản thân với bản thân.
10. Đời người có một thói quen không tốt chính là thích so sánh với người khác, xem ai tốt hơn mình, lại có ai không bằng mình. Mà thực ra, sự phiền muộn và căn nguyên đau buồn của bạn trước nay đều không phải đau khổ và bất hạnh của người khác, mà là thái độ của bản thân bạn.
11. Đời người có tổn thương, có đau đớn, có ngọt thì càng có đắng.
12. Đời người không phải sống được dài hay ngắn, mỗi lần luân hồi của sinh mệnh đều là một quá trình hoa nở hoa tàn nên mỗi người đều phải phấn đấu nỗ lực mới thu được thành công
13. Đường đời, chúng ta luôn đi giữa thành công và thất bại.
14. Đời người chính là một đoạn hành trình mà chúng ta đi trong đó, mang theo gió bụi bốn mùa, phong cảnh chưa biết và chúng ta đang tu hành khổ nhọc trên đường đời.
15. Người sống trên đời sống thế nào cũng phải sống cho đẹp.
16. Điều quan trọng đầu tiên người sống trên đời chính là làm người tốt; hiểu được tự ái, tự tôn; để bản thân có một tâm hồn trong sáng lại phong phú; đủ để thừa nhận đả kích của vận mệnh, cũng xứng được sự ban thưởng của vận mệnh. Nếu có thể như vậy, cũng có thể xem là đã làm chủ nhân của vận mệnh.
17. Cầu mà không được, buông bỏ cũng không thành, được rồi thì lại không biết trân trọng, đây chính là bi thương lớn nhất của đời người.
18. Đời người luôn sẽ trải qua sự thay đổi từng đợt một. Sinh mệnh nói với ta rằng ta sinh ra vốn đã cô đơn, mà linh hồn lại nói với ta rằng ta sinh ra vốn đã tự do. Cuộc sống chỉ là để chúng ta nếm trải mọi mùi vị.
– Nếu không bị lạc đường, ta sẽ khó biết rằng mình vốn rất sợ hãi.
– Nếu không bị người khác xúc phạm, ta sẽ khó biết rõ mức độ nóng giận của mình.
– Nếu không bị dối gạt, ta sẽ khó biết mình cũng rất dễ tổn thương.
– Nếu không bị bỏ rơi, ta sẽ khó thấy được tính yếu đuối và dựa dẫm của mình.
Chính nhờ bản năng sinh tồn biểu hiện mà giúp ta thấy rõ từng ngõ ngách sâu kín của phiền não tạo ra khổ đau. Để từ đó, giúp ta biết cách điều chỉnh lại tâm thức và nếp sống của mình sao cho hài hòa với sự vận hành của vũ trụ, và nhờ đó mà hiểu biết tình thương trong ta bừng nở.
Ta có thể đi giữa thăng trầm của cuộc đời này một cách thong dong tự tại mà không còn lo sợ những nghịch cảnh bất ngờ. Có thành thì có bại, có hợp thì có tan. Khổ đau vốn từ tâm sinh ra, mà cũng từ tâm diệt đi. Không ai có thể làm cho ta khổ được cả, nếu ta có hiểu biết đúng đắn và khả năng chấp nhận đủ lớn.
Nhẫn nại là phẩm chất vô cùng cần thiết của con người. Ai có sức kham nhẫn lớn nhất thì người đó mạnh nhất.
– Người học hành, nếu không siêng năng, nhẫn nại, thì khó có thành tựu, đỗ đạt
– Người muốn lập sự nghiệp, nếu không chịu khó nhẫn nại vượt qua khó khăn trở ngại, thì đường đến thành công còn xa vời
– Người mới ra trường, nếu muốn tìm công việc tốt, mà không nhẫn nại chịu cực, chịu chèn ép, chịu chửi thì sẽ nản chí bỏ việc nhanh chóng
– Muốn học thành nghề, mà không nhẫn nại thức khuya dậy sớm chăm chú học hành thì khó thành nghề
– Thậm chí, người hành khất, mà không nhẫn nại chịu đựng thì không kiếm ra cái ăn
– Người trong gia đình, nếu không có phẩm chất nhẫn nại bao dung thì gia đình sẽ rất dễ đổ vỡ
– Người không có sức nhẫn nại thì khó mà sống an vui hạnh phúc được, dù đó là người giàu sang phú quý…
Nhẫn nại là phẩm chất vô cùng cần thiết của con người. Ai có sức kham nhẫn lớn nhất thì người đó mạnh nhất.
Cuộc sống vốn như con tạo xoay vần, duyên đến rồi duyên lại đi, lành hay dữ đều do từ ta mà ra cả. “Vạn sự khởi từ tâm”, nên biết điều đó. Muốn có duyên lành, hãy thận trọng trước khi gieo giống!
1. Được sinh ra trong một gia đình tử tế, đàng hoàng, trong sạch, thanh liêm.
2. Được bố mẹ để lại cho của cải.
3. Có sức khỏe tốt và được nuôi ăn học đến nơi đến chốn.
4. Được gặp thầy hiền, bạn tốt.
5 . Được làm công việc chân chính (chánh nghiệp) mà mình yêu thích.
6. Được làm việc trong môi trường trong lành.
7. Gặp được người bạn đời chung thủy và thuận vợ thuận chồng.
8. Sinh ra được những đứa con khỏe mạnh, có tư chất thông minh, hiền thảo.
9. Biết đi chùa lễ Phật, biết nương tựa vào Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng).
10. Gặp được các bậc minh sư chỉ cho con đường Chính pháp mà tu.
11 .Quy tụ được các đạo hữu cùng chí hướng, mộ đạo và biết sống hòa ái, yêu thương.
12 . Biết làm việc phước đức, giúp người, giúp đời.
Cuộc sống vốn như con tạo xoay vần, duyên đến rồi duyên lại đi, lành hay dữ đều do từ ta mà ra cả. “Vạn sự khởi từ tâm”, nên biết điều đó. Muốn có duyên lành, hãy thận trọng trước khi gieo giống!
Em xin gieo hạt giống lành
Để ngày mai đó viên thành thắng duyên.
Mong cho nhân thế mọi miền
Quay về Tỉnh Thức bình yên kiếp người.
Xin Tình thương sớm lên ngôi
Thắp hoa hàm tiếu trên môi cuộc đời .
Và , xin lặng lẽ riêng ngồi
Chút Từ tâm gửi đến người chung quanh…
Ở một khía cạnh khác, ta đặt câu hỏi tại sao có những người hiền lành mà khốn khổ, người hung dữ sao lại giàu sang?
Ở một khía cạnh khác, ta đặt câu hỏi tại sao có những người hiền lành mà khốn khổ, người hung dữ sao lại giàu sang?
Hiền lành có nhiều loại, đừng thấy ai hiền lành ta cũng đều cho là tốt. Có người hiền nhưng thụ động thờ ơ, không hại ai cũng chẳng bao giờ giúp ai thì người đó nghèo là đúng. Bị người ta chửi tạt vào mặt cũng chẳng thèm trả lời và không giận, thì đúng là hiền.
Nhưng thấy người ta nằm giãy giụa sắp chết mà cứ đứng nhìn không giúp gì cả thì cũng là hiền, mà hiền như vậy sẽ phải gặp nhiều khốn đốn.
Vậy thì, ta phải hiền như thế nào? Hiền nhưng phải tốt, phải giúp người. Nếu hiền mà thấy ta khổ không giúp, thờ ơ thụ động thì phải gặp nghèo khổ là đúng. Người hiền lành mà khi thấy người ta gặp hoạn nạn lại làm ngơ thì quả báo còn khủng khiếp hơn nữa.