Cầu nguyện không phải là phó thác đời mình cho Phật, cho thánh thần

Đức Phật dạy khi nói và làm việc gì với suy nghĩ tốt lành thì an lạc – hạnh phúc là kết quả của hành vi nói và làm ấy. Ngược lại, nói và làm với ý niệm không tốt, thiếu chân chánh thì hệ lụy, khổ đau, phiền muộn chắc chắn sẽ khó tránh khỏi.

Theo đó, cầu nguyện cũng là tâm niệm, là ý nguyện rất cần thiết trong dịp đầu năm – theo truyền thống lâu đời của ông bà chúng ta. Thường cuối năm, ai cũng muốn buông bỏ những gì phiền toái của năm cũ, mong muốn được tha thứ lỗi lầm, những sai phạm do bản thân gây nên, mong muốn mọi việc trắc trở, chướng duyên được kết thúc cùng năm tháng.

Và nhất là bước sang năm mới mong muốn được nhiều thuận duyên hơn, gia đạo được an bình; đặc biệt là hướng về ông bà tổ tiên cầu nguyện gia phong vĩnh chấn, họ tộc vinh quang… Với sự cầu nguyện này là yếu tố thiện lành nuôi lớn tâm thiện, góp phần định hướng hành vi hướng thiện thì rất cần thiết.

Ngược lại, với tâm nguyện phó thác cuộc sống của bản thân cho thánh thần; xin được giải trừ nghiệp chướng khổ đau; xin cho thoát kiếp nghèo túng… trong khi vẫn tạo tác những điều trái với đạo đức, trái với luật pháp, trái với lương tâm thiện lành; không phấn đấu làm ăn, dấn thân lao động thì không có thánh thần, Phật, bồ tát chứng minh và gia hộ; không ai gánh chịu thay hậu quả do bản thân mình gây tạo.

Thiết nghĩ, để cầu nguyện vừa có ý nghĩa, vừa giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc đi chùa cầu nguyện đầu năm, các tự viện phải truyền đạt được lời Phật dạy; đạo lý nhân quả; bình tâm nhìn lại những suy nghĩ, giao tiếp và cách ứng xử, việc làm của mình để kịp điều chỉnh, sửa sai và phát triển hơn nếu là hành vi tích cực.

Tăng ni cần nhắc nhở người đi chùa phải chịu trách nhiệm những việc làm dù thiện hay bất thiện, hậu quả phải chấp nhận để giải quyết xử lý và tự hào với thành quả lao động của bản thân, chứ không một ai. ban phát

.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.