Tái chế xe lăn cho người khuyết tật – Thông Tấn Xã Việt Nam

“Xe lăn là đôi chân của họ, giúp họ có thể đi ra khỏi giường bệnh và nhìn ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia”, thầy Đức Minh nói.Đại đức Thích Đức Minh (thế danh Điểu Uyển Phương) sinh năm 1982 và bén duyên với Phật pháp từ thuở nhỏ. Đại đức Thích Đức Minh chọn con đường xuất sĩ “học Phật, tu thân” tại Đạo tràng An Viên (quận 12,TPHCM).Tận mắt chứng kiến những người khuyết tật có cuộc đời thiệt thòi, đau đớn vì bệnh tật, mất khả năng lao động, không có đủ điều kiện để mua cho bản thân một chiếc xe lăn, đã khiến sư thầy bắt đầu công việc tái chế xe lăn đem tặng miễn phí cho người khuyết tật cần được giúp đỡ.Nhớ lại vào năm 2015, thầy từng có dịp ghé thăm các bệnh viện, nơi có nhiều người đang điều trị phục hồi chức năng. Nhận thấy các bệnh nhân ở đó phải mượn xe lăn của bệnh viện để di chuyển, sau khi về nhà chỉ có thể nằm yên một chỗ vì không có xe, thấy thương nên thầy đã nghĩ tới việc tặng xe lăn cho những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.

“Tôi trở về chùa và bắt đầu đi tìm mua xe lăn mới giúp mọi người. Sau này, khi số lượng người cần nhiều hơn, tôi thấy mình không có khả năng mới bắt đầu đi mua đồ cũ rồi sửa lại. Ban đầu, tôi mua những chiếc xe lăn cũ với từ 200.000-300.000 đồng, phần được các Phật tử tặng thêm”, thầy Đức Minh nói.

Thầy Đức Minh bắt đầu tìm hiểu về cấu trúc của xe lăn, mày mò đi tìm mua từng phụ tùng để lắp ráp.
Những bộ phận nào còn dùng được thầy sẽ tận dụng để đỡ tốn chi phí.
Khi phục chế lại chiếc xe lăn cho người khuyết tật thầy Thích Đức Minh còn gửi gắm cả tâm tình của mình vào chiếc xe lăn.
Trước khi xe lăn được trao cho người dùng sẽ được rửa lại cho sạch sẽ.
Thầy Thích Đức Minh lựa chọn kĩ càng những chiếc xe lăn để sửa lại.
Niềm vui không đến từ việc thầy đã giúp đỡ bao nhiêu người mà đến từ việc được nhìn thấy những người khuyết tật mình giúp đỡ sống tốt lên từng ngày.

Từ đó, thầy Đức Minh bắt đầu tìm hiểu về cấu trúc của xe lăn, mày mò đi tìm mua từng phụ tùng như để lắp ráp. “Có chiếc nhận về chỉ có khung sắt thôi, có phần còn rỉ sét do bệnh nhân người ta ngồi lên xe để tắm. Đây là nguyên nhân khiến xe dễ xuống cấp nhất. Tôi xuống Chợ Lớn (quận 5) để tìm mua bánh xe, vỏ xe, tấm gỗ, miếng vải bố… Nói chung thiếu cái gì, mình mua phụ kiện để đắp cái đó. Chiếc xe chính là đôi chân của người khuyết tật, vì thế, tôi muốn làm cho nó thật vững chãi để họ an tâm và bước đi”, thầy Minh nói.

Tính đến nay, thầy Đức Minh đã gửi hơn 3.000 chiếc xe lăn đến nhiều người trong cả nước.

Trước khi bắt tay vào công việc, thầy còn phải tìm hiểu về tình trạng của từng người nhận, vì mỗi người một hoàn cảnh, có người có bị khuyết tật ở tay, có người bị ở chân, ở đùi, có người bị liệt cả người… và tuỳ tình trạng mỗi người lại có một kiểu xe phù hợp để tiện di chuyển và hoạt động, đó là lý do những chiếc xe lăn ‘đặc biệt’ ra đời.

“Khi thấy những người khuyết tật đi trên xe lăn mình tặng, thầy thấy giống như họ đang đi giúp thầy vậy. Việc tặng xe lăn giống như cho họ cơ hội được hoà nhập, phát triển, giúp họ thoã mãn ước mơ được ngắm nhìn bầu trời”, sư thầy Đức Minh tâm sự.

Ngoài việc tặng xe lăn miễn phí, sư thầy Đức Minh còn hỗ trợ thêm cả chi phí điều trị bệnh và giúp đỡ chăm sóc các bệnh nhân tại đạo tràng cho đến khi bình phục.

Với sư thầy Đức Minh, niềm vui không đến từ việc thầy đã giúp đỡ bao nhiêu người mà đến từ việc được nhìn thấy những người khuyết tật mình giúp đỡ sống tốt lên từng ngày, có thể di chuyển và mưu sinh trên những chiếc xe lăn ‘đặc biệt’ thầy gửi tặng./.

Thực hiện: Thông Hải/Báo ảnh Việt Nam

“Vòng chân tròn” cho người nghèo

“Xe lăn là đôi chân của họ, giúp họ có thể đi ra khỏi giường bệnh và nhìn ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia”, thầy Đức Minh nói.

“Những đôi chân tròn” cho người nghèo12h trưa, trời nắng gắt, người đàn ông có khuôn mặt hiền lành vác “xác” của chiếc xe lăn cùng 5 vỏ bọc quạt máy đặt ngay ngắn trước thềm đạo tràng An Viên (quận 12, TP.HCM). Sư thầy Đức Minh từ tốn bước ra, tỉ mẩn xem từng bánh xe, tấm đệm đã sờn cũ… Chỉ vài ngày nữa thôi, vỏ bọc sẽ được lau chùi cẩn thận, gắn vào các cây quạt, phục vụ cho người khuyết tật lưu trú tại đạo tràng để đi chữa bệnh. Chiếc xe khập khễnh, hư hỏng nặng cũng sẽ được tái chế lại thành chiếc xe lăn vững chãi.

Đó là công việc lặng thầm mà thầy Đức Minh cùng vài phật tử đã gắn bó suốt 7 năm qua. “Năm 2015, tôi theo các đoàn từ thiện đến Bệnh viện Phục hồi Chức năng (quận 8), Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (quận 5). Tại đây, tôi được tiếp xúc với những cuộc đời đầy đớn đau, họ bị gãy cột sống, không còn khả năng lao động. Đứng trước những hoàn cảnh này, tôi tự đặt câu hỏi rằng họ đang cần gì. Dù ở trong bệnh viện, xe lăn họ vẫn phải đi mượn chứ không có tiền để mua. Một chiếc xe lăn từ 1,5 triệu đến 3 triệu nhưng cũng là số tiền lớn với họ. Tôi trở về chùa và bắt đầu đi tìm mua xe lăn. Sau này, khi số lượng nhiều hơn, tôi thấy mình không có khả năng mới bắt đầu đi mua đồ cũ rồi sửa lại. Ban đầu, tôi mua những chiếc xe lăn cũ với từ 200.000-300.000 đồng, phần được các Phật tử tặng thêm”, thầy Đức Minh nói.

Thầy Đức Minh bên chiếc xe lăn đã sờn cũTừ đó, thầy Đức Minh bắt đầu tìm hiểu về cấu trúc của xe lăn, mày mò đi tìm mua từng phụ tùng như để lắp ráp. “Có chiếc nhận về chỉ có khung sắt thôi, có phần còn rỉ sét do bệnh nhân người ta ngồi lên xe để tắm. Đây là nguyên nhân khiến xe dễ xuống cấp nhất. Tôi xuống Chợ Lớn (quận 5) để tìm mua bánh xe, vỏ xe, tấm gỗ, miếng vải bố… Nói chung thiếu cái gì, mình mua phụ kiện để đắp cái đó. Chiếc xe chính là đôi chân của người khuyết tật, vì thế, tôi muốn làm cho nó thật vững chãi để họ an tâm và bước đi”, thầy Minh nói.Dần dần thành quen, tính đến thời điểm hiện tại, thầy Minh đã làm ra được hàng nghìn chiếc xe lăn, gửi tặng bệnh nhân khuyết tật trên khắp mọi miền đất nước.

Mỗi ngày, thầy Minh cùng các Phật tử có thể làm từ 3-4 chiếc xe, sau khi hoàn thành sẽ chuyển đến bưu điện. Thầy Đức Minh chia sẻ về quá trình tạo nên một chiếc xe lănThi thoảng, khi đóng xe lăn gửi đi, thầy Minh vẫn nhét thêm vào đó hộp khẩu trang, túi bánh… như một món quà nho nhỏ động viên họ vượt qua khó khăn. “Đa phần, người ngồi xe lăn lâu sẽ gặp một biến chứng là lở loét thịt da. Mỗi chiếc xe lăn mà chúng tôi làm ra đều tương thích, phù hợp với người được tặng. Ví dụ, tôi sẽ hỏi họ tình trạng thế nào, có những người đi bán vé số, trên nóc phải có mui che, có bạn lại không đi vệ sinh được, tôi buộc phải có những thiết kế khác. Có người xe lăn bề ngang chỉ cần 30 cm, có người lại là 40 cm”, thầy Minh tâm sự.Có những chiếc xe lăn sờn cũ được phục chế lại

Lắng nghe những câu chuyện rơi nước mắt

Khoảng 2 năm, có những người lại liên hệ với thầy Đức Minh để xin chiếc xe mới. Vì cuộc sống mưu sinh, chiếc xe lăn “tả tơi”, bạc màu, thắng cũng không còn ăn… Những lần như thế, thầy chưa bao giờ từ chối. Mỗi con người ngồi trên chiếc xe lăn, họ đều có một câu chuyện dài đằng sau. Có người vốn không phải là người khuyết tật, nhưng qua một tai nạn lao động, họ mất tất cả, đổ vỡ hôn nhân, không còn sức lao động, không có khả năng làm ra tiền…”Nhiều người không may bị tai nạn lao động như té cầu thang, cột điện, té giàn giáo, tai nạn xe… Trong lúc quẫn bách nhất, thậm chí họ đã tìm đến cách quyên sinh.

Tôi đã từng chứng kiến những hoàn cảnh rất thương tâm như vậy. Chiếc xe lăn như một đôi chân giúp họ bước ra ngắm nhìn bầu trời rộng lớn ngoài kia, cởi bỏ nỗi mặc cảm. Có lúc, tôi lại nhận được lời cảm ơn rằng thầy ơi, nhờ có thầy mà con có thể đi ra ngoài sân, hít khí trời, không phải nằm nhà nữa”, thầy Minh chia sẻ. Một Phật tử phụ giúp thầy Đức MinhCó những người khuyết tật từ xa đến TP.HCM chữa bệnh đã chọn đạo tràng An Viên làm nơi lưu trú. Mỗi lần như thế, thầy và các đệ tử lại tất tả chuẩn bị đủ số lượng quạt máy, chiếu, mền… để họ có một chỗ nghỉ tươm tất. Các vỏ quạt được gom về đạo tràng An ViênChú tiểu trong chùa phụ giúp thầy Minh dựng xe lănTiếp khách xong, thầy Minh lại bắt đầu công việc của mình. Thầy mang bộ đồ nghề gồm rất nhiều tua vít, đinh lẫn lốp xe dự phòng ra…

Hơn 7 năm qua, thầy Minh “nói vui” rằng mình đã có thêm một nghề tay trái. Từ khi là người không biết gì về xe lăn, thầy đã mày mò để tạo nên những chiếc xe chắc chắn, để chúng trở thành “đôi chân” cho những người khuyết tật. Chủ quán ngồi chờ 6 tiếng để trả chiếc túi có nhiều cục tiền cho khách, không dám rời mắt

LỊCH KHÁM BỆNH TỪ THIỆN TẠI SƠN ĐÀI MINH VIỆN

Sáng chủ nhật hàng tuần từ 09 giờ đến 16 giờ chiều
CHUYÊN ĐIỀU TRỊ CƠ XƯƠNG KHỚP, TAi BIẾNG
Phương pháp điều trị: Cấy chỉ, châm cứu, kéo cột sống, massage bằng máy, siêu âm, chiếu laser giảm đau.
Cấy chỉ chữa viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm xoang
Cấy chỉ chữa bệnh về xương khớp như: đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, đau lưng, thoát vị đĩa đệm…
Cấy chỉ chữa trào ngược dạ dày thực quản…
Cấy chỉ chữa đau đầu, mất ngủ…
Cấy chỉ cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể.
SẼ CẢI THIỆN TỨC THÌ
KHÔNG CẦN UỐNG THUỐC, CHỈ LÀ
ĐẶT LỊCH KHÁM XIN LIÊN HỆ:
SƠN ĐÀI MINH VIỆN
Địa chỉ: D1 KHU DÂN CƯ RẠNG ĐÔNG, ĐƯỜNG ĐINH ĐỨC THIỆN, XÃ BÌNH CHÁNH, HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP HỒ CHÍ MINH.
– ĐIỆN THOẠI: 028 3535 2679 HOẶC 0979685115 ( ĐỂ LẠI TIN NHẮN )THẦY ĐỨC MINH.

Sư thầy phục chế hàng trăm xe lăn cho người khuyết tật

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn

06/05/2022 13:52 GMT+7

TTO – Trong những lần đi làm từ thiện được tiếp xúc với người khuyết tật, bệnh nhân được chia sẻ về những khó khăn, sư thầy Thích Đức Minh (Q.12, TP.HCM) tìm tòi và suy nghĩ ra việc sử dụng chiếc xe lăn cũ tái chế cho phù hợp tặng họ.

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 1.

Sư thầy Thích Đức Minh cùng các chú tiểu bên những chiếc xe đã được sửa chữa xong

Bắt đầu làm từ năm 2015, ban đầu sư thầy Thích Đức Minh tìm mua xe lăn cũ về tự mày mò, lắp ráp tái chế. Những chiếc xe lăn đa phần được tận dụng hết tất cả các bộ phận để sử dụng lại. Những chiếc xe lăn tái chế có thể tháo được tay, tháo được chân, ngả lưng hoặc có chỗ để đi vệ sinh phù hợp với thể trạng từng ngươi. Ngoài ra, xe lăn mà người dùng luôn nhẹ nhàng dễ dàng di chuyển lên xuống, qua lại.

Do không chuyên về việc sửa chữa nên thời gian ban đầu sư thầy tốn khá nhiều thời gian, từ công đoạn tháo ra, lắp vào cũng phải suy nghĩ làm sao cho đúng. Có những chiếc sửa đi, sửa lại mất đến mấy ngày nên phải kiên nhẫn và chịu khó mới làm được.

Sư thầy Thích Đức Minh chia sẻ: “Thầy làm công việc này tới nay cũng đã được 7 năm, số lượng xe lăn cho mỗi năm tầm 500 – 700 chiếc. Đa phần cho những bệnh nhân, người khuyết tật khắp các tỉnh, các vùng miền, từ Nam ra Bắc. Nguồn xe lăn thầy Minh tự tìm mua, đặt mua ở những tiệm ve chai, phật tử đóng góp. Tất cả các xe lăn cũ qua sử dụng nên phần lớn bị hư hỏng phải tháo ráp, thay thế mới từ bộ phận này sang bộ phận kia”. 

Sư thầy Thích Đức Minh bộc bạch: “Khi nhìn thấy sự khó khăn của người khuyết tật không tự đi lại bằng đôi chân của mình, nên lúc mình làm một chiếc xe lăn cũng có nhiều trăn trở trong lòng. Mong muốn các bạn cũng giống như bao nhiêu người, có thể tự di chuyển dễ dàng tùy ý. Khi các bệnh nhân, người khuyết tật nhận được món quà nhỏ họ rất vui cũng là động lực trong lòng để làm công việc này”.

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 2.

Sư thầy Thích Đức Minh gắn bó với công việc tái chế xe lăn cũng đã được 7 năm

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 3.

Niềm vui bên những chiếc xe lăn vừa được sửa chữa

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 4.

Những phụ tùng xe lăn giữ lại để khi nào cần thì dùng

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 5.

Tình thương với người khó khăn luôn là động lực để thầy Đức Minh cố gắng cho công việc này

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 6.

Sư thầy Thích Đức Minh gói thật kỹ xe đã được tái chế xong để đem gửi đến người khó khăn cần dùng

NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ”Sư thầy 7 năm tái chế xe lăn miễn phí cho người khuyết tật khó khăn”

ANH TÚ – LÂM ANH  –  Thứ sáu, 22/04/2022 07:00 (GMT+7)

TPHCM – Tận mắt chứng kiến những người khuyết tật có cuộc đời thiệt thòi, đau đớn vì bệnh tật, mất khả năng lao động, không có đủ điều kiện để mua cho bản thân một chiếc xe lăn, đã khiến sư thầy Đức Minh, tại Đạo tràng An Viên (quận 12, TPHCM) bắt đầu công việc tái chế xe lăn đem tặng miễn phí cho người khuyết tật cần được giúp đỡ.

 

Sư thầy tái chế cả nghìn xe lăn cho ai khó khăn để họ ‘ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia’

“Xe lăn là đôi chân của họ, giúp họ có thể đi ra khỏi giường bệnh và nhìn ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia”, thầy Đức Minh nói.

Sư thầy tái chế cả nghìn xe lăn cho ai khó khăn để họ 'ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia'

“Những đôi chân tròn” cho người nghèo

12h trưa, trời nắng gắt, người đàn ông có khuôn mặt hiền lành vác “xác” của chiếc xe lăn cùng 5 vỏ bọc quạt máy đặt ngay ngắn trước thềm đạo tràng An Viên (quận 12, TP.HCM). Sư thầy Đức Minh từ tốn bước ra, tỉ mẩn xem từng bánh xe, tấm đệm đã sờn cũ…

Chỉ vài ngày nữa thôi, vỏ bọc sẽ được lau chùi cẩn thận, gắn vào các cây quạt, phục vụ cho người khuyết tật lưu trú tại đạo tràng để đi chữa bệnh. Chiếc xe khập khễnh, hư hỏng nặng cũng sẽ được tái chế lại thành chiếc xe lăn vững chãi.

Đó là công việc lặng thầm mà thầy Đức Minh cùng vài phật tử đã gắn bó suốt 7 năm qua. “Năm 2015, tôi theo các đoàn từ thiện đến Bệnh viện Phục hồi Chức năng (quận 8), Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (quận 5). Tại đây, tôi được tiếp xúc với những cuộc đời đầy đớn đau, họ bị gãy cột sống, không còn khả năng lao động. Đứng trước những hoàn cảnh này, tôi tự đặt câu hỏi rằng họ đang cần gì. Dù ở trong bệnh viện, xe lăn họ vẫn phải đi mượn chứ không có tiền để mua. Một chiếc xe lăn từ 1,5 triệu đến 3 triệu nhưng cũng là số tiền lớn với họ. 

Tôi trở về chùa và bắt đầu đi tìm mua xe lăn. Sau này, khi số lượng nhiều hơn, tôi thấy mình không có khả năng mới bắt đầu đi mua đồ cũ rồi sửa lại. Ban đầu, tôi mua những chiếc xe lăn cũ với từ 200.000-300.000 đồng, phần được các Phật tử tặng thêm”, thầy Đức Minh nói.

Sư thầy tái chế cả nghìn xe lăn cho ai khó khăn để họ ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia - Ảnh 1.

Thầy Đức Minh bên chiếc xe lăn đã sờn cũ

Từ đó, thầy Đức Minh bắt đầu tìm hiểu về cấu trúc của xe lăn, mày mò đi tìm mua từng phụ tùng như để lắp ráp. “Có chiếc nhận về chỉ có khung sắt thôi, có phần còn rỉ sét do bệnh nhân người ta ngồi lên xe để tắm. Đây là nguyên nhân khiến xe dễ xuống cấp nhất. Tôi xuống Chợ Lớn (quận 5) để tìm mua bánh xe, vỏ xe, tấm gỗ, miếng vải bố… Nói chung thiếu cái gì, mình mua phụ kiện để đắp cái đó. Chiếc xe chính là đôi chân của người khuyết tật, vì thế, tôi muốn làm cho nó thật vững chãi để họ an tâm và bước đi”, thầy Minh nói.

Dần dần thành quen, tính đến thời điểm hiện tại, thầy Minh đã làm ra được hàng nghìn chiếc xe lăn, gửi tặng bệnh nhân khuyết tật trên khắp mọi miền đất nước. Mỗi ngày, thầy Minh cùng các Phật tử có thể làm từ 3-4 chiếc xe, sau khi hoàn thành sẽ chuyển đến bưu điện.

Sư thầy tái chế cả nghìn xe lăn cho ai khó khăn để họ ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia - Ảnh 2.

Thầy Đức Minh chia sẻ về quá trình tạo nên một chiếc xe lăn

Thi thoảng, khi đóng xe lăn gửi đi, thầy Minh vẫn nhét thêm vào đó hộp khẩu trang, túi bánh… như một món quà nho nhỏ động viên họ vượt qua khó khăn.

“Đa phần, người ngồi xe lăn lâu sẽ gặp một biến chứng là lở loét thịt da. Mỗi chiếc xe lăn mà chúng tôi làm ra đều tương thích, phù hợp với người được tặng. Ví dụ, tôi sẽ hỏi họ tình trạng thế nào, có những người đi bán vé số, trên nóc phải có mui che, có bạn lại không đi vệ sinh được, tôi buộc phải có những thiết kế khác. Có người xe lăn bề ngang chỉ cần 30 cm, có người lại là 40 cm”, thầy Minh tâm sự.

Sư thầy tái chế cả nghìn xe lăn cho ai khó khăn để họ ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia - Ảnh 3.

Có những chiếc xe lăn sờn cũ được phục chế lại

Lắng nghe những câu chuyện rơi nước mắt

Khoảng 2 năm, có những người lại liên hệ với thầy Đức Minh để xin chiếc xe mới. Vì cuộc sống mưu sinh, chiếc xe lăn “tả tơi”, bạc màu, thắng cũng không còn ăn… Những lần như thế, thầy chưa bao giờ từ chối.

Mỗi con người ngồi trên chiếc xe lăn, họ đều có một câu chuyện dài đằng sau. Có người vốn không phải là người khuyết tật, nhưng qua một tai nạn lao động, họ mất tất cả, đổ vỡ hôn nhân, không còn sức lao động, không có khả năng làm ra tiền…

“Nhiều người không may bị tai nạn lao động như té cầu thang, cột điện, té giàn giáo, tai nạn xe… Trong lúc quẫn bách nhất, thậm chí họ đã tìm đến cách quyên sinh. Tôi đã từng chứng kiến những hoàn cảnh rất thương tâm như vậy. Chiếc xe lăn như một đôi chân giúp họ bước ra ngắm nhìn bầu trời rộng lớn ngoài kia, cởi bỏ nỗi mặc cảm. Có lúc, tôi lại nhận được lời cảm ơn rằng thầy ơi, nhờ có thầy mà con có thể đi ra ngoài sân, hít khí trời, không phải nằm nhà nữa”, thầy Minh chia sẻ.

Sư thầy tái chế cả nghìn xe lăn cho ai khó khăn để họ ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia - Ảnh 4.

Một Phật tử phụ giúp thầy Đức Minh

Có những người khuyết tật từ xa đến TP.HCM chữa bệnh đã chọn đạo tràng An Viên làm nơi lưu trú. Mỗi lần như thế, thầy và các đệ tử lại tất tả chuẩn bị đủ số lượng quạt máy, chiếu, mền… để họ có một chỗ nghỉ tươm tất.

Sư thầy tái chế cả nghìn xe lăn cho ai khó khăn để họ ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia - Ảnh 5.

Các vỏ quạt được gom về đạo tràng An Viên

Sư thầy tái chế cả nghìn xe lăn cho ai khó khăn để họ ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia - Ảnh 6.

Chú tiểu trong chùa phụ giúp thầy Minh dựng xe lăn

Tiếp khách xong, thầy Minh lại bắt đầu công việc của mình. Thầy mang bộ đồ nghề gồm rất nhiều tua vít, đinh lẫn lốp xe dự phòng ra… Hơn 7 năm qua, thầy Minh “nói vui” rằng mình đã có thêm một nghề tay trái. Từ khi là người không biết gì về xe lăn, thầy đã mày mò để tạo nên những chiếc xe chắc chắn, để chúng trở thành “đôi chân” cho những người khuyết tật.