“Vòng chân tròn” cho người nghèo

“Xe lăn là đôi chân của họ, giúp họ có thể đi ra khỏi giường bệnh và nhìn ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia”, thầy Đức Minh nói.

“Những đôi chân tròn” cho người nghèo12h trưa, trời nắng gắt, người đàn ông có khuôn mặt hiền lành vác “xác” của chiếc xe lăn cùng 5 vỏ bọc quạt máy đặt ngay ngắn trước thềm đạo tràng An Viên (quận 12, TP.HCM). Sư thầy Đức Minh từ tốn bước ra, tỉ mẩn xem từng bánh xe, tấm đệm đã sờn cũ… Chỉ vài ngày nữa thôi, vỏ bọc sẽ được lau chùi cẩn thận, gắn vào các cây quạt, phục vụ cho người khuyết tật lưu trú tại đạo tràng để đi chữa bệnh. Chiếc xe khập khễnh, hư hỏng nặng cũng sẽ được tái chế lại thành chiếc xe lăn vững chãi.

Đó là công việc lặng thầm mà thầy Đức Minh cùng vài phật tử đã gắn bó suốt 7 năm qua. “Năm 2015, tôi theo các đoàn từ thiện đến Bệnh viện Phục hồi Chức năng (quận 8), Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (quận 5). Tại đây, tôi được tiếp xúc với những cuộc đời đầy đớn đau, họ bị gãy cột sống, không còn khả năng lao động. Đứng trước những hoàn cảnh này, tôi tự đặt câu hỏi rằng họ đang cần gì. Dù ở trong bệnh viện, xe lăn họ vẫn phải đi mượn chứ không có tiền để mua. Một chiếc xe lăn từ 1,5 triệu đến 3 triệu nhưng cũng là số tiền lớn với họ. Tôi trở về chùa và bắt đầu đi tìm mua xe lăn. Sau này, khi số lượng nhiều hơn, tôi thấy mình không có khả năng mới bắt đầu đi mua đồ cũ rồi sửa lại. Ban đầu, tôi mua những chiếc xe lăn cũ với từ 200.000-300.000 đồng, phần được các Phật tử tặng thêm”, thầy Đức Minh nói.

Thầy Đức Minh bên chiếc xe lăn đã sờn cũTừ đó, thầy Đức Minh bắt đầu tìm hiểu về cấu trúc của xe lăn, mày mò đi tìm mua từng phụ tùng như để lắp ráp. “Có chiếc nhận về chỉ có khung sắt thôi, có phần còn rỉ sét do bệnh nhân người ta ngồi lên xe để tắm. Đây là nguyên nhân khiến xe dễ xuống cấp nhất. Tôi xuống Chợ Lớn (quận 5) để tìm mua bánh xe, vỏ xe, tấm gỗ, miếng vải bố… Nói chung thiếu cái gì, mình mua phụ kiện để đắp cái đó. Chiếc xe chính là đôi chân của người khuyết tật, vì thế, tôi muốn làm cho nó thật vững chãi để họ an tâm và bước đi”, thầy Minh nói.Dần dần thành quen, tính đến thời điểm hiện tại, thầy Minh đã làm ra được hàng nghìn chiếc xe lăn, gửi tặng bệnh nhân khuyết tật trên khắp mọi miền đất nước.

Mỗi ngày, thầy Minh cùng các Phật tử có thể làm từ 3-4 chiếc xe, sau khi hoàn thành sẽ chuyển đến bưu điện. Thầy Đức Minh chia sẻ về quá trình tạo nên một chiếc xe lănThi thoảng, khi đóng xe lăn gửi đi, thầy Minh vẫn nhét thêm vào đó hộp khẩu trang, túi bánh… như một món quà nho nhỏ động viên họ vượt qua khó khăn. “Đa phần, người ngồi xe lăn lâu sẽ gặp một biến chứng là lở loét thịt da. Mỗi chiếc xe lăn mà chúng tôi làm ra đều tương thích, phù hợp với người được tặng. Ví dụ, tôi sẽ hỏi họ tình trạng thế nào, có những người đi bán vé số, trên nóc phải có mui che, có bạn lại không đi vệ sinh được, tôi buộc phải có những thiết kế khác. Có người xe lăn bề ngang chỉ cần 30 cm, có người lại là 40 cm”, thầy Minh tâm sự.Có những chiếc xe lăn sờn cũ được phục chế lại

Lắng nghe những câu chuyện rơi nước mắt

Khoảng 2 năm, có những người lại liên hệ với thầy Đức Minh để xin chiếc xe mới. Vì cuộc sống mưu sinh, chiếc xe lăn “tả tơi”, bạc màu, thắng cũng không còn ăn… Những lần như thế, thầy chưa bao giờ từ chối. Mỗi con người ngồi trên chiếc xe lăn, họ đều có một câu chuyện dài đằng sau. Có người vốn không phải là người khuyết tật, nhưng qua một tai nạn lao động, họ mất tất cả, đổ vỡ hôn nhân, không còn sức lao động, không có khả năng làm ra tiền…”Nhiều người không may bị tai nạn lao động như té cầu thang, cột điện, té giàn giáo, tai nạn xe… Trong lúc quẫn bách nhất, thậm chí họ đã tìm đến cách quyên sinh.

Tôi đã từng chứng kiến những hoàn cảnh rất thương tâm như vậy. Chiếc xe lăn như một đôi chân giúp họ bước ra ngắm nhìn bầu trời rộng lớn ngoài kia, cởi bỏ nỗi mặc cảm. Có lúc, tôi lại nhận được lời cảm ơn rằng thầy ơi, nhờ có thầy mà con có thể đi ra ngoài sân, hít khí trời, không phải nằm nhà nữa”, thầy Minh chia sẻ. Một Phật tử phụ giúp thầy Đức MinhCó những người khuyết tật từ xa đến TP.HCM chữa bệnh đã chọn đạo tràng An Viên làm nơi lưu trú. Mỗi lần như thế, thầy và các đệ tử lại tất tả chuẩn bị đủ số lượng quạt máy, chiếu, mền… để họ có một chỗ nghỉ tươm tất. Các vỏ quạt được gom về đạo tràng An ViênChú tiểu trong chùa phụ giúp thầy Minh dựng xe lănTiếp khách xong, thầy Minh lại bắt đầu công việc của mình. Thầy mang bộ đồ nghề gồm rất nhiều tua vít, đinh lẫn lốp xe dự phòng ra…

Hơn 7 năm qua, thầy Minh “nói vui” rằng mình đã có thêm một nghề tay trái. Từ khi là người không biết gì về xe lăn, thầy đã mày mò để tạo nên những chiếc xe chắc chắn, để chúng trở thành “đôi chân” cho những người khuyết tật. Chủ quán ngồi chờ 6 tiếng để trả chiếc túi có nhiều cục tiền cho khách, không dám rời mắt

3 năm học nói, cả đời học im: Làm người tài trí, 6 kiểu dù cậy miệng cũng nhất quyết “không nói”

Lời nói có giá trị, nói nhiều lên một chút; lời nói không cần thiết, thì đừng nói. Con người sống ở đời, мấᴛ cả đời học cách im lặng, 6 “không nói”, giúp bạn thu lợi cả đời.

Người xưa nói: bệɴʜ từ мiệɴg vào, нọᴀ từ мiệɴg ra.

Sống ở đời, nói càng nhiều, càng dễ rước нọᴀ vào ᴛнâɴ, có thể nói ít được bao nhiêu hãy cố gắng nói ít lại.

Tăng Quốc Phiên, một Nho gia nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: “Hành sự không được cảm tính, nói năng không được tùy мiệɴg.”

Lời nói có giá trị, nói nhiều lên một chút; lời nói không cần thiết, thì đừng nói.

Con người sống ở đời, мấᴛ cả đời học cách im lặng, 6 “không nói”, giúp bạn thu lợi cả đời.

1. Không nói trực tiếp

Đối đãi với người phải cʜâɴ thành, nói chuyện hãy nói lời thật ʟòɴg. Nhưng, con người, ai cũng có sĩ diện, dù ít hay nhiều, có nhiều việc, không nên trực tiếp nói thẳng ra, dễ đụng chạm tới tự ái của người khác.

Bạn đụng chạm tới họ lần này, lần sau người ta cũng sẽ chẳng còn thiết tha giữ thể diện cho bạn.

Khi muốn nói lời thẳng thắn với ai đó, phải biết nói sao cho uyển chuyển, lời khó nghe thì nói làm sao cho nó dễ nghe một chút, để ý tới tự tôn của họ, đặt tự tôn của họ lên hàng đầυ.

Con người ta ai cũng muốn nghe lời hay ý đẹp, không ai muốn nghe người khác nói giống như cʜửi vào мặᴛ mình cả.

Khuyên người, đừng trực tiếp nói toẹt hay chỉ trích sơ suất của họ, trước tiên hãy khẳng định điểm tốt của họ, sau đó từ từ nhắc tới điểm còn thiếu sót, như vậy, họ sẽ dễ dàng tiếp nhậɴ hơn.

Nói chuyện là một môn nghệ thuật, và chúng ta cần chú ý tới phương thức khi nói.

Lời nói có giá trị tới đâu thì cũng chỉ có tác dụng khi người khác muốn nghe và nghe lọt ᴛᴀi.

Tôn trọng đối phương, để ý tới ᴛâм trạng, cảm xύc của họ, uyển chuyển một chút mới là đạo nói chuyện đúng đắn.

2. Không nói lời thị phi

Có câu: người thêu dệt chuyện thị phi, chính là kẻ thị phi

Những kẻ rảɴʜ rỗi không có việc gì để làm, không có lương ᴛâм, mới thích đi đây đó nói gà nói vịt, nói nhăng nói cuội, thêu dệt tin đồn vô căn cứ, thừa thãi.

Miệng nói ra quá nhiều lời thị phi, ᴛâм hồn sẽ dần dần bị vẩn đục.

Nếu có ai đó nói xấu sau lưɴg người khác trước мặᴛ bạn, vậy thì họ cũng rất có thể đã từng nói xấu sau lưɴg chính bạn.

Chơi lâu dài với loại người này, sớm muộn gì ᴛâм hồn của bạn cũng sẽ bị vẩn đục theo họ.

Hoa tuy có thể nói, nhưng nó lại giống người, thêm thắt đặt điều, gây ra thị phi; đá tuy không thể nói chuyện nhưng chúng cʜâɴ thành và cứng ɾắɴ, luôn được mọi người yêu thích. Cũng như vậy, мiệɴg xinh xẻo mà suốt ngày đi táм chuyện thị phi thì cũng chẳng bằng mấy hòn đá tuy không nhẵn nhụi nhưng ᴛâм hồn thiện lương, ngay thẳng.

3. Không nói lời oáɴ than

Cuộc sống không dễ dàng, ai cũng đều gánh vác một gánh nặng trách nhiệm nhất định trên vai.

Than ᴛнâɴ trách phậɴ không giải quyết được vấn đề, nó chỉ ᴛruyềɴ đi năng lượng ᴛiêu cực hơn mà thôi.

Mất bò mới lo làm chuồng thì đã muộn, nói lời oáɴ than càng không đâu. Than phiền càng nhiều, bạn bè càng ít, bởi họ chẳng rảɴʜ rỗi mà suốt ngày đi ở cùng rồi lắng nghe từ một người ngập tràn năng lượng ᴛiêu cực như bạn.

Gặp vấn đề, trước tiên hãy tìm ɴguyên ɴʜâɴ từ chính mình.

Sống ở đời, thay vì ca thán, hãy nỗ ʟực.

Có sức ngồi đó oáɴ than, chi bằng nỗ ʟực, đổ мồ hôi để đổi lấy kết quả tốt đẹp hơn.

4. Không nói lời ngông cuồɴԍ

Trời còn có trời rộng hơn, người còn có người tài giỏi hơn. Bạn vĩnh viễn không bao giờ biết được rằng người ta mạnh mẽ tới đâu.

Con người có thể có tinh ᴛнầɴ quật cường, nhưng tuyệt đối không được huênh hoang, kiêu ngạo.

Có người nói, ɴguyên ɴʜâɴ thất bại của con người phần lớn tới từ hai chữ, một là lười, hai là ngạo.

Người ngông cuồɴԍ, tầm nhìn nhỏ hẹp, không biết trời cᴀo đất dày.

Trông như ne ranh vuốt móng, nhưng thực ra cũng chỉ là con hổ giấy.

Khiêm tốn một chút, chưa bao giờ là không tốt.

5. Không nói lời hàm hồ

Lời nói ra giống như bát nước đổ đi.

Sống ở đời, nói gì là phải có căn cứ, phải chính xác, tuyệt đối đừng nói bừa.

Rất nhiều người thích nói xằng nói bậy, nói mà không dùng ɴão, không nghĩ trước nghĩ sau, thành ra nói toàn lời hàm hồ.

Người nói ra có lẽ sẽ chẳng nhớ mình nói gì, nhưng người nghe lại phải chịu ảɴʜ hưởng vô cùng sâu sắc.

Một người thường xuyên nói lời hàm hồ sẽ không còn ai muốn tin tưởng anh ta, một người, khi đã мấᴛ đi tín nhiệm, là мấᴛ đi nền tảng lập ᴛнâɴ trong xã hội.

Nói lời cʜâɴ thực, ý nghĩa, làm việc dứt khoát, rõ ràng, người như vậy mới đáng tin cậy, mới xứng đáng để kết giao.

6. Không nói lời ác ᴆộc

Một lời an ủi bằng cả mùa xuân ấm áp, một lời ác ý bằng cả cái lạnh mùa đông.

Trong thời đại công nghệ thông tin pʜát triển như hiện nay, ai cũng có thể tùy tiện pʜát ngôn, đáɴʜ giá một cách cảm tính về một sự việc hoặc một con người nào đó.

Nhiều người còn thích lấy những lời nói cнê ʙai hay ác ý với người khác làm trò ᴛiêu khiển.

Cái này người ta gọi là: khẩu ɴɢнιệρ.

Mỗi một câu nói ác ý làm tổn ᴛнươnɢ tới người khác là một lần bạn đang tự tạo ra ɴɢнιệρ cho chính mình.

Miệng ʟưỡι thế gian là con dᴀo sắc bén nhất, và nó giếᴛ người mà không cần đổ мáυ.

Nhiều người thêu dệt thị phi, bình luận ác ý, nhưng vẫn dương dương tự đắc, một ᴛaʏ chỉ điểm giang sơn. Họ không biết rằng, khẩu ɴɢнιệρ nhiều rồi, sớm muộn gì cũng báo ứng lên đầυ mình.

Làm người, cơ bản nhất là đạo đức, nói, đừng làm tổn ᴛнươnɢ người ta tới cùng; làm việc, cũng đừng có triệt đườɴg sống của người ta.

Bỏ qua được cho ai thì hãy bỏ qua, bỏ qua cho họ, là ta đang tích đức cho mình và con cháu.

3 năm học nói, cả đời học im

Trước khi nói điều gì đó, hãy uốn ʟưỡι bảy lần rồi hãy nói.

Nghĩ xem lời nói của mình có làm tổn ᴛнươnɢ đối phương hay không, có hợp với hoàn cảɴʜ lúc bấy giờ hay không.

Nói chuyện là một môn nghệ thuật, đồng thời cũng cho thấy đạo đức, phẩm hạnh của một con người.

Mỗi một câu nói bạn nói ra, đều sẽ quyết định độ cᴀo cuộc đời bạn.

NHÂN SINH LÀ KIẾP VÔ THƯỜNG …..

” AI ĂN NẤY NO , AI TU NẤY ĐẮC, TỘI PHƯỚC AI LÀM NẤY CHỊU, NGHIỆP THEO TA NHƯ BÓNG VỚI HÌNH “.

Khoảng thời gian còn lại của tôi không biết dài hay ngắn, có thể là giây phút nữa đây, một giờ một ngày một tuần một tháng một năm hay mười năm , hai mươi năm nửa không biết khi nào VÔ THƯỜNG đến, hay một tai nạn bất ngờ nào đến không còn nói được nữa…. thì những khoảng thời gian còn lại của tôi là một trãi nghiệm thế thái nhân tình, trãi nghiệm nhân sinh quan cuộc sống, trãi nghiệm lẽ thực cuộc đời… và sống cho chính mình.

Đúng sai tốt xấu hạnh phúc hay đau khổ, được mất không còn là gì quan trọng cái quan trọng nhất là mình đã sống như thế nào ” Ở CHO NGƯỜI TA THƯƠNG ĐI CHO NGƯỜI TA NHỚ ” VÀ ” KHI ĐẾN TA KHÓC MỌI NGƯỜI CƯỜI VÀ KHI ĐI TA CƯỜI MỌI NGƯỜI KHÓC ” đó là ước mơ của tất cả mọi người ở thế gian này, và cũng là nguyện ước của chính tôi.

Tôi không biết mình làm được hay không nhưng tôi cố làm hết tất cả trách nhiệm của mình đối với Tổ Quốc, đối với Xã Hội,, đối với Gia Đình đối với tất cã mối quan hệ của cuộc sống …. và kết quả ra sao không phải do mình quyết định được…TÙY DUYÊN VÀ PHƯỚC BÁO CỦA MỌI NGƯỜI.

Xin mọi người hảy nhìn mặt tốt của tôi đã sống bao nhiêu năm qua…. và có thể cảm thông cho tôi những trải nghiệm mà tôi đang làm có thể làm tổn thương người này hay người khác tất cả là cái nhìn , cái cãm nhận của mỗi người…. mỗi người có cái nhìn và nhân sinh quan sống khác nhau không thể nói đúng sai từ một phía, xin hảy mỡ lòng ra để đón nhận tất cả chuyện vui buồn, gì tất cả là VÔ THƯỜNG.

” Còn gập nhau thì hảy cứ vui,
  Mai này chỉ còn lại DI ẢNH mà thôi. “

Thời gian qua tôi đã sống gì mọi người, tôi đả làm tròn trách nhiêm của mình….

Xin cho tôi được sống theo cãm xúc của chính mình vì ” AI ĂN NẤY NO , AI TU NẤY ĐẮC, TỘI PHƯỚC AI LÀM NẤY CHỊU, NGHIỆP THEO TA NHƯ BÓNG VỚI HÌNH “.

Cho tôi được trãi nghiệm cuộc sống để làm tư lương cho bước đường sinh tử.
Cho tôi được trã hết nghiệp trong một đời này dù là thuận duyên hay nghịch duyên.
Cho tôi được mĩm cười trong giây phút lâm chung.
Và cho tôi được gập mặt những người thân yêu mà cả cuộc đời tôi vì họ mà sống , vì họ mà làm….và tất cả yêu thương và hận thù đều được hóa giải khi tôi từ bỏ thế gian này…..CHỈ CÒN DI ẢNH LÀ ĐỂ LẠI.

” Người đi lòng thanh thản,
  Kẻ ở vấn vương sầu
  Thản sầu có thực không
  Hay THƯỜNG – KHỔ – NGÃ thôi “

Xin ai hiểu cho….xin hiểu cho….tất cả là cát bụi, trở về cát bụi mà thôi…. chỉ có tình thương ở lại đời. ????

Theo: internet

Giúp đỡ người khác khiến bạn hạnh phúc và sống thọ hơn

Giúp đỡ người khác khiến bạn hạnh phúc và sống thọ hơn

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Frontiers in Behavioral Neuroscience. Kết quả cho biết rằng: Những người thường xuyên giúp đỡ người khác đã gia tăng sản xuất oxytocin một cách đáng kể. Đây là một loại hormone cải thiện tâm trạng, thường được cho là giảm đi theo tuổi tác.

Các nhà nghiên cứu đã cho khoảng 100 người, độ tuổi từ 18 đến 99, xem video về một cậu bé mắc bệnh ung thư. Rất nhiều người sau khi xem đã lựa chọn quyên góp cho tổ chức từ thiện về bệnh ung thư trong phim.

Các nhà nghiên cứu so sánh mức oxytocin trong máu của những người tham gia ở hai thời điểm đó. Kết quả cho thấy, những người tiết ra nhiều hormone oxytocin hơn là những người tham gia từ thiện.

Tiến sĩ Paul J Zak, tác giả nghiên cứu và là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Thần kinh tại Đại học Claremont Graduate ở California, nói với Healthline rằng: Đây là nghiên cứu đầu tiên xung quanh mối liên hệ và sự gia tăng oxytocin ở người lớn tuổi.

“Điều đáng ngạc nhiên là việc giúp đỡ người khác lại có liên kết đáng kể với sự gia tăng oxytocin đối với người qua tuổi trung niên. Nó thực sự là một trong những kết quả ‘tuyệt vời’ mà tôi đã thấy trong 20 năm làm việc trong phòng thí nghiệm”, Zak nói.

Tiến sĩ cho biết, mình đã thực hiện nhiều nghiên cứu để xem xét tác động của oxytocin đối với những người trẻ tuổi. Sau đó, ông muốn biết liệu điều tương tự có thể xảy ra với những người lớn tuổi hay không.

Ảnh: huffingtonpost

Ông cho rằng, kết quả này hoàn toàn phù hợp với những giá trị nhân văn mà chúng ta luôn hướng tới: Cho đi chính là con đường để bản thân chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn.

“Đồng thời, hạnh phúc cũng là một nhân tố gia tăng tuổi thọ hữu hiệu nhất”, ông nói thêm.

Gs.Ts Jorge Barraza, chuyên gia tại Đại học Nam California và là đồng tác giả của nghiên cứu , cho biết: “Đây là một kết quả tuyệt vời vì rất ít người biết về vai trò của oxytocin khi chúng ta già đi.”

Vì oxytocin có liên quan đến sinh sản, nên từ lâu đã có giả thiết rằng, việc sản xuất hormone này sẽ giảm đáng kể khi tuổi tác lớn dần.

“Còn bây giờ, chúng ta đã thực sự tìm thấy một phương pháp “sản xuất” ra hormone quan trọng đó”, ông nói.

Tiến sĩ tâm lý học Sanam Hafeez, người đang là giáo sư tại Đại học Columbia, nói với Healthline rằng, nghiên cứu chỉ ra một khả năng để cải thiện cuộc sống của chúng ta cả về thể chất lẫn tinh thần khi ngày càng già đi.

Để cơ thể sản xuất ra nhiều “hormone vui vẻ”, tất cả chúng ta có nên bắt đầu đăng ký tham gia những hoạt động từ thiện ở địa phương? Đăng ký những cuộc hiến máu tự nguyện hoặc chạy bộ gây quỹ từ thiện? Hay đơn giản là tìm cách giúp đỡ một người hàng xóm?

Câu trả lời mà Healthline đưa ra: Có lẽ là nên.

“Bạn làm những điều tốt đời đẹp đạo, vừa giúp ích cho người khác, vừa khiến bản thân thoải mái, vui vẻ hơn, đồng thời còn tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần. Điều đó càng khiến bạn muốn giúp đỡ người khác nhiều hơn nữa”, Hafeez nói.

Câu hỏi mới được đặt ra

Nghiên cứu nhỏ đã cho thấy rằng, việc giúp đỡ người khác sẽ giải phóng ra hormone vui vẻ oxytocin.

Vậy nếu chúng ta làm nhiều việc thiện ngay từ khi còn trẻ, hoặc làm nhiều hơn nữa khi chúng ta già đi, thì điều đó có thể giúp chúng ta sống lâu hơn và tốt hơn?

Zak và Barraza muốn tìm hiểu thêm về điều đó.

Họ đã thành lập một công ty để phát triển các thiết bị hỗ trợ theo dõi những chỉ số cơ thể như mức oxytocin, có thể đeo được một cách tiện lợi. Thông qua đó, họ sẽ dễ dàng tìm ra điều gì thúc đẩy sản sinh oxytocin một cách hiệu quả.

Hành động ngay bây giờ

Tiến sĩ Zak cho rằng, tất cả mọi người – ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh xã hội – đều nên bắt đầu giúp đỡ người khác từ những việc nhỏ nhặt, đơn giản nhất.

“Vài năm trước, tôi quyết định vui vẻ chào hỏi những người mình bắt gặp trong thang máy,” ông cho biết. “Một nụ cười, một lời chào, điều đơn giản như vậy đôi khi cũng có thể thay đổi một ngày của người khác.”

Bắt đầu thay đổi từ những việc nhỏ nhặt, đơn giản mỗi ngày. Ảnh: chintanjain

Đối với những người không giỏi “mở lời” để giao tiếp với người lạ trong xã hội, tiến sĩ khuyên bạn nên nuôi một con chó. Đó có thể là một cách tốt để “phá băng”, giúp bạn và mọi người xung quanh dễ dàng trò chuyện, kết bạn và đối xử thân thiện với nhau hơn.

Zak cũng gợi ý bạn nên tham gia một số hoạt động theo nhóm – chẳng hạn như tập thể dục, một lớp học về sở thích nào đó. Mỗi một tập thể đều có những người cần được chia sẻ và giúp đỡ, không lúc này thì lúc khác.

Hãy cứ bắt đầu từ những điều đơn giản thường ngày. Khi những hành động dần tăng lên, quá trình sản xuất oxytocin của bạn cũng âm thầm tăng lên.

“Vấn đề quan trọng ở đây là bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng làm điều này cho sức khỏe tinh thần của mình,” Zak nói.

*Theo Healthline

Cuộc đời này, còn sống chính là thắng lợi, kiếm tiền là trò chơi, được trở về nơi tốt đẹp mới là mục đích!

9 câu nói giúp người đọc hiểu ĐẠO LÝ NHÂN SINH và cũng là những câu nói giúp người đọc có sự lựa chọn đúng đắn trong cuộc đời của mình.

Lòng bao dung, nhân ái sẽ giúp bạn hiểu thấu được mọi mối nhân duyên trên cuộc đời!

Bởi vì, khi bạn tặng hoa hồng cho người khác, trên tay bạn sẽ còn lưu lại hương thơm.

Yêu thương người khác kỳ thực chính là yêu thương mình. Hãy đem tình yêu thương của mình để sưởi ấm trái tim của người khác, lúc ấy bạn chính là những tia nắng ấm áp của mặt trời.

ĐANG ĐƯỢC XEM NHIỀU >> 8 câu chuyện ngắn cực hay ẩn chứa bài học cuộc sống

Thế gian quá rộng lớn mà lòng người lại quá phức tạp, sao có thể không găp phải tiểu nhân?

 Cõi hồng trần rất thâm sâu mà người trần lại ưa thích những điều hào nhoáng, phù hoa, sao có thể không gặp chuyện phiền lòng?

Phải biết trân quý người bên cạnh mình bởi vì mỗi một thời, một khắc ở nhân gian càng ngày càng ít đi, cuối cùng còn phải chia lìa.

Không cần tranh giành, không cần đấu khí, tranh hơn thua, vui vẻ trò chuyện để hiểu nhau mới là quan trọng.

Đời người gặp được sự tình gì cũng không nên nghĩ phức tạp.

Tâm linh một khi nặng thì sống cũng mệt mỏi.Nên bỏ đi những ký ức không tốt đẹp trong trí nhớ, sống một cuộc sống vui tươi, an hòa cùng mọi người.

Tâm tính tốt là người bạn tốt nhất trong cuộc đời, nó khiến người ta sống sung sướng, thoải mái và bình an, khỏe mạnh.

Chẳng phải người ta vẫn nói “biết đủ thường vui” sao?

Sở dĩ người ta vui là bởi vì cái tâm không bị vướng bận, tuy rằng của cải vật chất không quá nhiều.

Con người còn sống ngày nào thì ngày ấy chính là phúc khí.

Đời người ngắn ngủi, không cần phải nuối tiếc những việc đã qua. Mặt trời lặn, mặt trời lại mọc.  Hãy để tâm được thoải mái thì thân thể mới thoải mái.

Con người sống trên đời, kỳ thực cũng không cần nhiều thứ lắm..

…Chỉ cần sống khỏe mạnh, chân thành yêu thương mọi người thì đó vẫn được coi là một cuộc sống giàu có, sung túc.  Cuộc đời này, còn sống chính là thắng lợi, kiếm tiền chính là trò chơi, khỏe mạnh mới là điều cần thiết, vui vẻ hạnh phúc là điều mọi người mong ước nhưng được trở về nơi tốt đẹp mới là mục đích. 

LỊCH KHÁM BỆNH TỪ THIỆN TẠI SƠN ĐÀI MINH VIỆN

Sáng chủ nhật hàng tuần từ 09 giờ đến 16 giờ chiều
CHUYÊN ĐIỀU TRỊ CƠ XƯƠNG KHỚP, TAi BIẾNG
Phương pháp điều trị: Cấy chỉ, châm cứu, kéo cột sống, massage bằng máy, siêu âm, chiếu laser giảm đau.
Cấy chỉ chữa viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm xoang
Cấy chỉ chữa bệnh về xương khớp như: đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, đau lưng, thoát vị đĩa đệm…
Cấy chỉ chữa trào ngược dạ dày thực quản…
Cấy chỉ chữa đau đầu, mất ngủ…
Cấy chỉ cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể.
SẼ CẢI THIỆN TỨC THÌ
KHÔNG CẦN UỐNG THUỐC, CHỈ LÀ
ĐẶT LỊCH KHÁM XIN LIÊN HỆ:
SƠN ĐÀI MINH VIỆN
Địa chỉ: D1 KHU DÂN CƯ RẠNG ĐÔNG, ĐƯỜNG ĐINH ĐỨC THIỆN, XÃ BÌNH CHÁNH, HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP HỒ CHÍ MINH.
– ĐIỆN THOẠI: 028 3535 2679 HOẶC 0979685115 ( ĐỂ LẠI TIN NHẮN )THẦY ĐỨC MINH.

Sư thầy phục chế hàng trăm xe lăn cho người khuyết tật

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn

06/05/2022 13:52 GMT+7

TTO – Trong những lần đi làm từ thiện được tiếp xúc với người khuyết tật, bệnh nhân được chia sẻ về những khó khăn, sư thầy Thích Đức Minh (Q.12, TP.HCM) tìm tòi và suy nghĩ ra việc sử dụng chiếc xe lăn cũ tái chế cho phù hợp tặng họ.

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 1.

Sư thầy Thích Đức Minh cùng các chú tiểu bên những chiếc xe đã được sửa chữa xong

Bắt đầu làm từ năm 2015, ban đầu sư thầy Thích Đức Minh tìm mua xe lăn cũ về tự mày mò, lắp ráp tái chế. Những chiếc xe lăn đa phần được tận dụng hết tất cả các bộ phận để sử dụng lại. Những chiếc xe lăn tái chế có thể tháo được tay, tháo được chân, ngả lưng hoặc có chỗ để đi vệ sinh phù hợp với thể trạng từng ngươi. Ngoài ra, xe lăn mà người dùng luôn nhẹ nhàng dễ dàng di chuyển lên xuống, qua lại.

Do không chuyên về việc sửa chữa nên thời gian ban đầu sư thầy tốn khá nhiều thời gian, từ công đoạn tháo ra, lắp vào cũng phải suy nghĩ làm sao cho đúng. Có những chiếc sửa đi, sửa lại mất đến mấy ngày nên phải kiên nhẫn và chịu khó mới làm được.

Sư thầy Thích Đức Minh chia sẻ: “Thầy làm công việc này tới nay cũng đã được 7 năm, số lượng xe lăn cho mỗi năm tầm 500 – 700 chiếc. Đa phần cho những bệnh nhân, người khuyết tật khắp các tỉnh, các vùng miền, từ Nam ra Bắc. Nguồn xe lăn thầy Minh tự tìm mua, đặt mua ở những tiệm ve chai, phật tử đóng góp. Tất cả các xe lăn cũ qua sử dụng nên phần lớn bị hư hỏng phải tháo ráp, thay thế mới từ bộ phận này sang bộ phận kia”. 

Sư thầy Thích Đức Minh bộc bạch: “Khi nhìn thấy sự khó khăn của người khuyết tật không tự đi lại bằng đôi chân của mình, nên lúc mình làm một chiếc xe lăn cũng có nhiều trăn trở trong lòng. Mong muốn các bạn cũng giống như bao nhiêu người, có thể tự di chuyển dễ dàng tùy ý. Khi các bệnh nhân, người khuyết tật nhận được món quà nhỏ họ rất vui cũng là động lực trong lòng để làm công việc này”.

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 2.

Sư thầy Thích Đức Minh gắn bó với công việc tái chế xe lăn cũng đã được 7 năm

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 3.

Niềm vui bên những chiếc xe lăn vừa được sửa chữa

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 4.

Những phụ tùng xe lăn giữ lại để khi nào cần thì dùng

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 5.

Tình thương với người khó khăn luôn là động lực để thầy Đức Minh cố gắng cho công việc này

Tái chế xe lăn cho bệnh nhân và người khuyết tật khó khăn - Ảnh 6.

Sư thầy Thích Đức Minh gói thật kỹ xe đã được tái chế xong để đem gửi đến người khó khăn cần dùng

Sư thầy tái chế xe lăn tặng người khuyết tật

(DNTO) – 7 năm qua, sư thầy Đức Minh miệt mài tái chế, thiết kế những chiếc xe lăn phù hợp khiếm khuyết của người khuyết tật.

Theo sư thầy Đức Minh, mỗi người khuyết tật mang một khiếm khuyết khác nhau, có người có bị khuyết tật ở tay, có người lại bị ở chân, ở đùi, có người bị liệt cả người,… và tuỳ tình trạng mỗi người lại có một kiểu xe phù hợp, đó là lý do những chiếc xe lăn ‘đặc biệt’ ra đời.

Đạo tràng An Viên được nhiều người ví von là “ngôi xưởng” nghĩa tình của những người kém may mắn về ngoại hình. Đây là nơi ra đời hàng ngàn chiếc xe lăn suốt nhiều năm qua, ngoài những tiếng mõ, tiếng chuông, mỗi ngày người dân xung quanh còn nghe tiếng máy ngoan, tiếng búa khi sư thầy tái chế những chiếc xe lăn cho người khuyết tật.

“Nghề tay trái” của sư thầy Đức Minh là tái chế xe lăn cho người khuyết tật. Ảnh: Vĩnh Hy.

Mỗi ngày, từ 14g, sư thầy Đức Minh bắt đầu mang những chiếc xe được xếp trong góc lau chùi cẩn thận, sau đó sửa chữa tay cầm, thay mới vỏ xe, thiết kế những điểm khác nhau trên xe để phù hợp cho những khuyết điểm của những người khuyết tật. Những chiếc xe được bọc gói cẩn thận nhờ sự giúp đỡ của phật tử, gửi đến những người cần và liên hệ trước.

Chia sẻ về “nghề tay trái” của mình, sư thầy Đức Minh cho biết do cơ duyên. Vào năm 2015, một lần có dịp ghé thăm các bệnh viện, nhận thấy có nhiều bệnh nhân bị lở loét và đang điều trị phục hồi chức năng.

Các bệnh nhân ở đó phải mượn xe lăn của bệnh viện để di chuyển, sau khi về nhà chỉ có thể nằm yên một chỗ vì không có xe nên thầy đã nghĩ tới việc tặng những chiếc xe lăn cho những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.

Niềm vui của thầy là giúp đỡ được nhiều người khuyết tật có phương tiện đi lại. Ảnh: Vĩnh Hy.

Niềm vui của thầy là giúp đỡ được nhiều người khuyết tật có phương tiện đi lại. Ảnh: Vĩnh Hy.

Sư thầy Đức Minh chia sẻ: “Đối với thầy, chiếc xe lăn như đôi chân của người khuyết tật, giúp họ có thể hoà nhập, di chuyển và bước ra ngoài xã hội. Những người khuyết tật cũng mơ ước được đứng lên, đi đây đi đó như bao người chứ không phải nằm yên một chỗ vì vậy thầy quyết định lựa chọn làm việc này”.

Khó khăn nhất với sư thầy là việc tìm mua những chiếc xe lăn cũ để tái chế, tân trang cho chỉn chu nhất.

Hàng ngàn chiếc xe lăn được ra đời tại Đạo tràng An Viên. Ảnh: Vĩnh Hy.

Hàng ngàn chiếc xe lăn được ra đời tại Đạo tràng An Viên. Ảnh: Vĩnh Hy.

Để cho ra đời chiếc xe lăn tái chế đầu tiên, sư thầy đã phải mày mò, tìm hiểu về cấu trúc, phụ tùng lắp ráp, có những hôm phải lặn lội hàng chục cây số để săn lùng khắp các bãi phế liệu, chợ đồ cũ,… để tìm mua một chiếc xe còn sử dụng tốt.

Trong quá trình thực hiện, sư thầy tìm hiểu về tình trạng của từng người nhận và tuỳ tình trạng mỗi người lại có một kiểu xe phù hợp để tiện di chuyển và hoạt động. Đó là lý do những chiếc xe lăn ‘đặc biệt’ ra đời.

Sư thầy Đức Minh cùng phật tử thực hiện các công đoạn thay lắp phụ tùng xe. Ảnh: Vĩnh Hy.

Sư thầy Đức Minh cùng phật tử thực hiện các công đoạn thay lắp phụ tùng xe. Ảnh: Vĩnh Hy.

“Khi xin xe thì họ sẽ gửi thông tin về tình trạng của bản thân kèm hình đến cho thầy, giống như người này, ông ấy bị viêm đa khớp, 2 chân bị liệt nên chỉ có thể đi bằng đầu gối và cần một chiếc xe lăn ngắn tiện di chuyển, khi gửi thông tin họ có thể nhờ địa phương, UBND phường, xã đóng dấu mộc xác nhận giúp.

Đa phần bệnh nhân đều cần một chiếc xe thích hợp với họ nên thầy cần hình để xem xét tình trạng, như ông này chỉ đứng 1 chân, hoặc chị này đã bị liệt cả người thì xe lăn phải là loại xe nằm, tay của chị cũng bị cong lại nên không thể tự di chuyển bánh xe lăn mà cần người đẩy hộ”, sư thầy cho biết thêm.

Thời gian để hoàn thành một chiếc xe lăn từ 5 đến 7 ngày, sau đó xe được đóng gói cẩn thận và gửi qua đường bưu cục đến tận tay người nhận. Khi xe có tình trạng hư hỏng sẽ được thầy sửa và gửi lại một chiếc khác. Toàn bộ kinh phí lắp ráp và gửi tặng hoàn toàn miễn phí.

Sư thầy Đức Minh tâm sự: “Khi thấy những người khuyết tật đi trên xe lăn mình tặng, thầy thấy giống như họ đang đi giúp thầy vậy. Việc tặng xe lăn giống như cho họ cơ hội được hoà nhập, phát triển, giúp họ thoả mãn ước mơ. Đa phần họ xin xe lăn để về bán vé số, mỗi ngày lời 50, 100 ngàn đồng, có thể thầy sẽ cho được 50, 100 ngàn đó, nhưng việc các bạn kiếm được đồng tiền bằng chính sức mình sẽ chân chính hơn, mình rất quý trọng điều đó, họ bị khuyết tật thân thể nhưng tâm hồn thì không. Đó là lý do thầy vẫn luôn nghĩ việc thầy đang làm là giúp đỡ rất thiết thực cho các bạn”.

Đạo và đời là tôn chỉ gắn kết của sư thầy. Ảnh: Vĩnh Hy.

Đạo và đời là tôn chỉ gắn kết của sư thầy. Ảnh: Vĩnh Hy.

Ngoài việc tặng xe lăn miễn phí, sư thầy Đức Minh còn hỗ trợ thêm cả chi phí điều trị bệnh và giúp đỡ chăm sóc các bệnh nhân tại đạo tràng cho đến khi bình phục.

Với sư thầy Đức Minh, niềm vui không đến từ việc thầy đã giúp đỡ bao nhiêu người mà đến từ việc được nhìn thấy những người khuyết tật mình giúp đỡ sống tốt lên từng ngày, có thể di chuyển và mưu sinh trên những chiếc xe lăn ‘đặc biệt’ thầy gửi tặng.

Vĩnh Hy

– 14:42, 25/04/2022

Bên trong ngôi chùa nhỏ, vị sư tái chế ngàn xe lăn tặng người cần

Thợ không nhận sửa, người được thuê cũng ‘bỏ chạy’, 7 năm qua, thầy Thích Đức Minh một mình mày mò, tái chế những chiếc xe lăn cũ rồi đem tặng người khuyết tật ở khắp mọi miền đất nước.

Không chỉ là đem cho…

Trưa một ngày tháng Năm ở vùng ngoại ô TP.HCM vắng ngắt. Tiếng động cơ chiếc máy vặn ốc vít cầm tay, tiếng búa gõ vào kim loại… phát ra từ đạo tràng An Viên (quận 12, TP.HCM) như ồn ã hơn gấp bội.

Những thanh âm ấy đến từ công việc sửa chữa, tái chế xe lăn cũ của sư Thích Đức Minh. Bảy năm qua, thầy vẫn lặng lẽ làm công việc mua, tái chế xe lăn cũ rồi đem tặng cho người khuyết tật, bệnh nhân nghèo.

Công việc thiện nguyện này đến với thầy Đức Minh từ năm 2015. Khởi đầu, thầy chỉ xin, mua lại xe lăn cũ rồi đem tặng cho người già, bệnh nhân nghèo, người khuyết tật.

Đạo tràng An Viên thanh tịnh, ẩn hiện dưới những tán cây xanh mát.

Tuy nhiên sau đó, thầy cảm thấy không hài lòng với cách làm này của mình. Bởi, với cách cho, tặng như trên, thầy không biết “người nhận có sử dụng xe được hay không, chiếc xe có phù hợp với chủ mới hay không”.

Sau này, thầy dành nhiều thời gian tiếp xúc, tổ chức những buổi nói chuyện với người khuyết tật trên mọi miền đất nước. Tại đây, thầy lắng nghe, hiểu được một chiếc xe lăn phù hợp rất cần thiết đối với người khuyết tật.

Tuy nhiên, không thể tặng chung một loại xe lăn nhất định cho những người này. Bởi, mỗi người khuyết tật có một cơ địa, hoàn cảnh riêng. Do đó, họ cần những chiếc xe lăn riêng, phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Bên trong, khuôn viên đạo tràng như được lấp đầy bởi những chiếc xe lăn cũ, hỏng.

Sư Minh Đức chia sẻ: “Làm từ thiện không chỉ là đem cho mà phải biết cái mình cho đi có giúp ích, phù hợp với người nhận hay không. Tặng xe lăn cũng vậy”.

“Tôi lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của những người khuyết tật về chiếc xe lăn mơ ước của mình. Sau đó, tôi cố gắng sửa chữa, tái chế những chiếc xe lăn phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng đó rồi đem tặng họ”.

Những chiếc xe được trao đi, thầy Minh Đức nhận về niềm vui, sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của người được nhận. Nhờ chiếc xe lăn phù hợp, họ không chỉ có thể tự tắm gội, di chuyển mà còn có thể tự mưu sinh.

Đây là nơi thầy Thích Đức Minh sửa chữa, tái chế xe lăn cũ để tặng người khuyết tật.

Nhận thấy việc làm của mình đi đúng hướng, thầy tiếp tục bỏ tiền túi tìm mua xe lăn cũ từ các bãi phế liệu, tiệm kinh doanh đồ cũ, thậm chí từ nước ngoài. Một số khác, thầy được mạnh thường quân hỗ trợ.

Thế là khuôn viên đạo tràng nhỏ bé, khuất sau bờ kênh rợp bóng cây bồ đề, lộc vừng bị lấp đầy bởi những chiếc xe lăn cũ, hỏng. Cũng từ đây, thầy Đức Minh bắt đầu công việc tái chế xe lăn.

Bảy năm kiên trì

Do không chuyên về việc sửa chữa, những ngày đầu tái chế xe lăn, thầy Đức Minh gặp vô vàn trở ngại. Việc nhiều người tin rằng sửa, để xe lăn cũ trong nhà, cửa tiệm sẽ gặp xui xẻo lại càng khiến thầy gặp nhiều khó khăn hơn.

Thầy đã một mình làm công việc này suốt 7 năm qua.

Trước đây, mỗi khi mua hoặc xin được xe lăn cũ mà chưa thể đem về đạo tràng, thầy Đức Minh thường tìm cách gửi nhờ ở nhà, cửa tiệm người quen. Thế nhưng gần như không ai đồng ý vì “sợ gặp xui xẻo”.

Khi đem xe lăn cũ đến các tiệm sửa xe để sửa chữa, thay thế phụ tùng hỏng hóc…, chủ tiệm cũng không nhận. Họ nói rằng sửa xe lăn sẽ gặp vận xui vì đó là xe của người gặp tai nạn, bạo bệnh, người đã chết…

Không thể đem xe đến tiệm sửa chữa, thầy thuê người đến đạo tràng làm việc tái chế xe lăn với tiền công 400.000 đồng/ngày. Tuy vậy, những người này “chỉ làm được vài ngày rồi bỏ chạy” vì công việc quá tốn chất xám, thời gian, sợ gặp xui.

Tất cả xe lăn ở đây đều đã cũ và qua sử dụng nên hư hỏng cần được sửa chữa, thay thế nhiều phụ tùng.

Thầy Đức Minh chia sẻ: “Tất cả các xe lăn đã qua sử dụng nên phần lớn bị hư hỏng phải tháo lắp, thay thế mới từ bộ phận này sang bộ phận kia. Có những chiếc sửa đi, sửa lại, tìm kiếm phụ tùng thay thế đến mấy ngày mới được”.

“Đặc biệt, khi sửa, tái chế, cần phải làm sao cho phù hợp với nhu cầu của người được nhận. Do đó, công việc này cũng cần nhiều thời gian, công sức. Những ai không đủ lòng kiên nhẫn sẽ không làm được. Vì thế, suốt 7 năm qua, tôi đành lặng lẽ làm một mình”, thầy cho biết thêm.

Mỗi ngày, thầy dành hết thời gian nhàn rỗi của mình vào việc tái chế xe lăn. Nếu ban ngày không đủ thời gian, thầy tiếp tục chong đèn, thức đêm để sửa.

Mỗi ngày, thầy đều dành hết thời gian rỗi của mình vào việc tái chế xe lăn.

Suốt nhiều năm qua, mỗi tháng, thầy gửi tặng cho người khuyết tật từ 20-30 chiếc xe lăn đã tái chế hoàn thiện. Việc này khiến thầy Đức Minh được người khuyết tật đặt cho biệt danh là “ông thầy tặng xe lăn”.

Đến nay, những người khuyết tật cần xe lăn sẽ tự động liên hệ với thầy Đức Minh bằng cách gọi điện thoại, gửi thư điện tử. Trong thư, người muốn được nhận xe nói rõ tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại.

Ngoài ra, người nhận còn phải viết một đoạn ghi chú nhỏ miêu tả tình trạng của mình như: khuyết tật như thế nào, cần chiếc xe lăn ra sao, xin xe để sử dụng vào mục đích sinh hoạt hay mưu sinh…

Sau khi hoàn thiện chiếc xe, thầy gấp gọn, bọc nilon rồi nhờ bưu điện gửi đến tận nhà cho người cần.

Tùy vào những ghi chú này, thầy Đức Minh sẽ tìm chiếc xe lăn cũ phù hợp, sẵn có trong đạo tràng. Sau đó, thầy tỉ mẩn ngồi sửa chữa, hoàn thiện chiếc xe sao cho thích hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người cần.

Sau khi xe hoàn thiện, thầy gấp gọn, bọc nilon cho sạch sẽ rồi nhờ bưu điện gửi đến tận nhà cho người cần. “Vì người khuyết tật đi lại rất khó khăn nên tôi không để các bạn ấy đến một địa điểm cụ thể nào nhận xe. Tôi sẽ nhờ bưu điện gửi xe đến tận nhà cho các bạn”, thầy Đức Minh cho biết thêm.

Bài, ảnh, clip: Hà Nguyễn

Báo VietnamNet

Gốc

Sư thầy ở TPHCM hồi sinh cả nghìn “đôi chân” cho người khuyết tật

Sư thầy ở TPHCM hồi sinh cả nghìn “đôi chân” cho người khuyết tật

(Dân trí) – Sư thầy Thích Đức Minh đi xin và hỏi mua từng chiếc xe lăn cũ ở vựa ve chai đem về sửa lại, mỗi năm tặng cho người khuyết tật khắp cả nước gần 700 chiếc.

Buổi chiều, khuôn viên vắng vẻ của Đạo tràng An Viên, Quận 12, TPHCM trở nên rộn ràng hơn khi thầy Đức Minh bày ra sân hàng chục chiếc xe lăn cũ để sửa chữa. Thầy lấy ra một chiếc, xem xét mức độ hư hỏng, thiếu những bộ phận nào rồi vào kho lục tìm. “Kho” của sư thầy là góc mái hiên với hàng trăm món đồ, phụ tùng cũ được để dành lại, đủ đồ để có thể ráp lại thành chiếc xe lăn hoàn thiện.

Những chú tiểu sống cùng thầy ở Đạo tràng cũng phụ giúp, người chạy lấy tua-vít, người phụ bơm bánh, người chà rửa xe lăn. Sau khi chế xong xe mới, sư thầy đóng gói, gửi bưu điện giao đến tận nhà cho người khuyết tật khó khăn ở khắp cả nước. Công việc đã được duy trì gần chục năm nay.

“Mỗi năm, tôi tặng từ 500 -700 chiếc xe lăn cũ, giúp người khuyết tật có phương tiện để tự mình ra ngoài, đôi khi chỉ là để ra sân, ra cổng ngồi, được thấy bầu trời, tắm nắng hay nhìn xe cộ cũng là điều khiến những người thiệt thòi như vậy thấy vui”, nhà sư 42 tuổi, chia sẻ.

Sư thầy ở TPHCM hồi sinh cả nghìn đôi chân cho người khuyết tật - 1
Thầy Đức Minh lấy xe lăn cũ mua được từ vựa ve chai hoặc hàng cũ từ Nhật Bản về để sửa chữa (Ảnh: Diệp Phan).

Người hồi sinh cả trăm xe lăn cũ

Sư thầy Đức Minh quê ở Bà Rịa – Vũng Tàu, sống tại chùa từ năm 9 tuổi. Quá trình đi học, người học trò áo nâu ấy đã nỗ lực tham gia các hoạt động thiện nguyện. Trong lần đến thăm những hoàn cảnh ở Trung tâm Phục hồi chức năng, bệnh viện chấn thương chỉnh hình, nhà sư thấy nhiều người lao động nghèo bị tai nạn trở thành khuyết tật mà không có tiền mua nổi chiếc xe lăn.

Thấy thế, thầy vận động nhà hảo tâm mua xe lăn mới tặng bệnh nhân. Ban đầu, mỗi đợt tặng xe chỉ dăm ba chiếc nhưng sau đó, ngày càng có nhiều người biết đến hoạt động này, sư thầy chẳng còn tiền mua xe mới nữa. Từ năm 2015, thầy Đức Minh bắt đầu lân la hỏi xin xe cũ, tìm đến các bãi phế liệu để gom, mua lại xe đã bỏ với giá chừng 200 nghìn đồng/chiếc về tân trang.

Vốn không biết nghề sữa chữa, lại chẳng hiểu nguyên lý hoạt động của các bộ phận, sư thầy “đánh vật” với những chiếc xe lăn cũ hàng giờ. “Có lúc tháo ra xong không biết cách ráp lại. Đem ra tiệm sửa xe đạp thì người ta chê không làm, thiếu phụ tùng mà chẳng biết chỗ nào bán để mua”, nhà sư hồi tưởng.

Vậy nhưng sư thầy không bỏ cuộc, tiếp tục mua thêm xe cũ về. Sau khi xem xét từng chiếc, mày mò đủ cách, lấy “râu ông nọ, chắp cằm bà kia”, thầy Đức Minh cũng chế được một chiếc xe lăn chạy tốt, chà rửa, vệ sinh sạch rồi đem đi tặng.

Sư thầy ở TPHCM hồi sinh cả nghìn đôi chân cho người khuyết tật - 2
Sư thầy sửa xe lăn ở Đạo tràng An Viên, quận 12 hôm 19/4 (Ảnh: Diệp Phan).

Điều đặc biệt, thầy Đức Minh không nhất thiết sửa chữa, hồi sinh hàng loạt xe lăn với đầy đủ các bộ phận, chức năng như xe mới. Bởi trong quá trình tìm hiểu, thầy biết với mỗi dạng khuyết tật, người sử dụng sẽ cần một chiếc xe khác nhau.

Ví dụ, người bị tai nạn chấn tổn thương tủy sống, liệt hai chân thì cần xe có chỗ gác tay tháo lắp được để họ gỡ ra, chống hai tay nhích mông từ giường hoặc ghế ngồi sang và ngược lại. Người mất một chân thì chiếc xe không cần phải có đủ 2 bên gác chân. Có người sẽ cần chiếc xe có thể ngả lưng hay có sẵn bộ vệ sinh bên dưới…

Sư thầy ở TPHCM hồi sinh cả nghìn đôi chân cho người khuyết tật - 3
Ngoài sự hỗ trợ của nhà hảo tâm về tiền bạc, mỗi chiếc xe được hồi sinh là tâm huyết, sự chung tay góp sức của sư thầy cùng các chú tiểu trong Đạo tràng (Ảnh: Diệp Phan).

Vì thế, trước khi “chế” xe để gửi tặng, thầy Đức Minh luôn hỏi chiều cao, cân nặng, tình trạng khuyết tật của người nhận để làm xe phù hợp. Sau gần 10 năm gắn bó với người khuyết tật, sư thầy tự nhận bản thân đã trở thành một “chuyên gia” chế xe, hiểu được từng người khuyết tật muốn một chiếc xe như thế nào.

Sư thầy đã cũng dò hỏi được những mối bán xe cũ ở Nhật, giá về đến Việt Nam khoảng 400 nghìn đồng/chiếc. Tùy mức độ hư hỏng mà cần tốn thêm phụ tùng, trung bình mỗi chiếc hoàn thiện có giá khoảng 700 nghìn đồng. Nếu mua mới thì phải mất hơn 2 triệu đồng cho một chiếc xe.

Hiện tại, mỗi tháng thầy Đức Minh hồi sinh từ 30 -100 chiếc xe cũ tặng cho người yếu thế khắp cả nước. Kinh phí để duy trì hoạt động này là từ việc vận động nhà hảo tâm, phật tử, tổ chức những buổi tiệc chay để gây quỹ…

Sư thầy ở TPHCM hồi sinh cả nghìn đôi chân cho người khuyết tật - 4
Từ một người không biết gì về sửa chữa xe lăn, giờ đây sư thầy đã “lành nghề” (Ảnh: Diệp Phan).

“Ai có xe lăn cũ hãy cho tôi”

Anh Lê Văn Hóa, 46 tuổi, ở Quảng Bình đã được sư thầy tặng xe hơn 3 năm trước đến nay vẫn sử dụng tốt. Anh cho biết, xe của anh là hàng cũ từ Nhật, được thầy tân trang. Bị tai nạn rồi liệt từ phần ngực xuống chân hơn chục năm nay, mấy năm đầu, anh nằm liệt giường. Sau này được bạn bè cho xe cũ nhưng dùng nhanh hỏng, đến khi nhận được chiếc của thầy Đức Minh, anh Hóa mới có phương tiện tốt để di chuyển.

“Món quà của thầy là động lực lớn để tôi cố gắng làm việc, nhờ vậy mà việc di chuyển của tôi dễ dàng hơn để làm mô hình tăm chẻ bán online kiếm thêm thu nhập, để thấy mình còn có ích”, anh Hóa chia sẻ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng xài xe lăn được bền như anh Hóa. Sư thầy cho biết, có những người được tặng xe ở vùng biển, đồ rất nhanh rỉ sét, mất thẩm mỹ. Có người sau một năm nhận xe đã hỏng, lý do là ở vùng núi, di chuyển nhiều, bánh xe cao su nát bét. Vì thế, ngoài việc xin xe lăn, nhiều người còn xin sư thầy tấm nệm, lốp, ruột hay tấm gác chân để thay thế. Những phụ tùng chưa dùng đến đều được thầy cất giữ cẩn thận để ai hỏi xin là có ngay.

Sư thầy ở TPHCM hồi sinh cả nghìn đôi chân cho người khuyết tật - 5
Sư thầy có dịp đến Bố Trạch, Quảng Bình thăm anh Lê Văn Hóa năm 2020, một năm sau khi thầy tặng xe lăn (Ảnh: Văn Hóa).

Sau nhiều năm tiếp xúc, hỗ trợ cho hàng nghìn người khuyết tật, thầy Đức Minh nhận ra họ không chỉ cần một chiếc xe lăn là xong. Nhiều người bị liệt hai chân dẫn đến mất cảm giác, khi ngồi, nằm lâu sẽ lở loét, hoại tử phần thịt ở mông. Không đành lòng, sư thầy đón họ đến Đạo tràng, đưa đi bệnh viện để chữa trị.

Tuy nhiên, quãng đường từ quốc lộ vào đến Đạo tràng của thầy Đức Minh xe lớn không thể vào, nếu chuyển bệnh nhân bằng băng ca trên đoạn đường gồ ghề, vào đến nơi thì thường bị chảy máu. Chưa kể, khuôn viên Đạo tràng nhỏ, sinh hoạt của nhiều bệnh nhân ảnh hưởng đến việc tu tập của các môn đồ. Vì thế, 2 năm trước, sư thầy đã mượn được mảnh đất của một Phật tử, gom kinh phí dựng lên một phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền mang tên Sơn Đài Minh Viện ở huyện Bình Chánh, mời bác sĩ về điều trị miễn phí.

Sư thầy ở TPHCM hồi sinh cả nghìn đôi chân cho người khuyết tật - 6
Anh Hồ Quang Thương (ngồi xe lăn thứ hai từ trái sang) cùng sư thầy và bạn bè bán hàng gây quỹ năm 2020 (Ảnh: Quang Thương).

Anh Hồ Quang Thương, 36 tuổi, làm nghề sửa điện thoại, quê Đắk Lắk, sau khi được sư thầy tặng xe lăn đã được thầy hỗ trợ chữa bệnh miễn phí nhiều lần, trong đó có lần phẫu thuật nới rộng bàng quang 5 năm trước. Sau đó, anh ở lại Đạo tràng hỗ trợ sư thầy trong việc lập danh sách tặng người nhận, đưa đón các chú tiểu đi học. Hiện tại, anh đang được sư thầy hỗ trợ chữa trị vết loét sau một năm trở về quê chăm cha bệnh.

“Đợt này tôi điều trị chắc phải mất hơn 2 tháng, chi phí ít nhất cũng tốn hơn 50 triệu đồng. Nếu không có thầy, chắc chắn tôi không có khả năng chữa trị. Vết loét để lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, rất nguy hiểm. Thầy luôn dặn bác sĩ chọn thuốc tốt nhất, chữa trị đến cùng, không bỏ cuộc”, anh Thương cho biết.

Sư thầy ở TPHCM hồi sinh cả nghìn đôi chân cho người khuyết tật - 7
6 chiếc xe lăn vừa được hồi sinh, đóng gói chuẩn bị gửi chuyển phát đến tay người cần (Ảnh: Diệp Phan).

Thầy Đức Minh tâm niệm, với một người tu sĩ, việc phụng sự cho xã hội, chúng sinh là điều phải làm và phải xem đó là trách nhiệm của mình. Với nhà sư, làm từ thiện là phải hiểu đối tượng mình giúp cần gì chứ không phải cứ cho tiền là xong. Đó là một quá trình quan tâm, thấu hiểu.

“Ước nguyện của tôi đơn giản lắm, tôi mong hễ ai có xe lăn cũ thì hãy cho tôi. Tặng xe là niềm vui nhưng cũng có lúc tôi buồn lòng vì món quà mình làm ra chưa được hoàn hảo, chắp vá, nhiều màu sắc, đôi lúc trông rất buồn cười. Vì thế, mong xã hội sẽ có nhiều người chung tay cùng tôi, quan tâm nhiều hơn đến người yếu thế”, thầy Đức Minh nói.

Diệp Phan

09/05/2022

NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ”Sư thầy 7 năm tái chế xe lăn miễn phí cho người khuyết tật khó khăn”

ANH TÚ – LÂM ANH  –  Thứ sáu, 22/04/2022 07:00 (GMT+7)

TPHCM – Tận mắt chứng kiến những người khuyết tật có cuộc đời thiệt thòi, đau đớn vì bệnh tật, mất khả năng lao động, không có đủ điều kiện để mua cho bản thân một chiếc xe lăn, đã khiến sư thầy Đức Minh, tại Đạo tràng An Viên (quận 12, TPHCM) bắt đầu công việc tái chế xe lăn đem tặng miễn phí cho người khuyết tật cần được giúp đỡ.

 

Sư thầy tái chế cả nghìn xe lăn cho ai khó khăn để họ ‘ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia’

“Xe lăn là đôi chân của họ, giúp họ có thể đi ra khỏi giường bệnh và nhìn ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia”, thầy Đức Minh nói.

Sư thầy tái chế cả nghìn xe lăn cho ai khó khăn để họ 'ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia'

“Những đôi chân tròn” cho người nghèo

12h trưa, trời nắng gắt, người đàn ông có khuôn mặt hiền lành vác “xác” của chiếc xe lăn cùng 5 vỏ bọc quạt máy đặt ngay ngắn trước thềm đạo tràng An Viên (quận 12, TP.HCM). Sư thầy Đức Minh từ tốn bước ra, tỉ mẩn xem từng bánh xe, tấm đệm đã sờn cũ…

Chỉ vài ngày nữa thôi, vỏ bọc sẽ được lau chùi cẩn thận, gắn vào các cây quạt, phục vụ cho người khuyết tật lưu trú tại đạo tràng để đi chữa bệnh. Chiếc xe khập khễnh, hư hỏng nặng cũng sẽ được tái chế lại thành chiếc xe lăn vững chãi.

Đó là công việc lặng thầm mà thầy Đức Minh cùng vài phật tử đã gắn bó suốt 7 năm qua. “Năm 2015, tôi theo các đoàn từ thiện đến Bệnh viện Phục hồi Chức năng (quận 8), Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (quận 5). Tại đây, tôi được tiếp xúc với những cuộc đời đầy đớn đau, họ bị gãy cột sống, không còn khả năng lao động. Đứng trước những hoàn cảnh này, tôi tự đặt câu hỏi rằng họ đang cần gì. Dù ở trong bệnh viện, xe lăn họ vẫn phải đi mượn chứ không có tiền để mua. Một chiếc xe lăn từ 1,5 triệu đến 3 triệu nhưng cũng là số tiền lớn với họ. 

Tôi trở về chùa và bắt đầu đi tìm mua xe lăn. Sau này, khi số lượng nhiều hơn, tôi thấy mình không có khả năng mới bắt đầu đi mua đồ cũ rồi sửa lại. Ban đầu, tôi mua những chiếc xe lăn cũ với từ 200.000-300.000 đồng, phần được các Phật tử tặng thêm”, thầy Đức Minh nói.

Sư thầy tái chế cả nghìn xe lăn cho ai khó khăn để họ ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia - Ảnh 1.

Thầy Đức Minh bên chiếc xe lăn đã sờn cũ

Từ đó, thầy Đức Minh bắt đầu tìm hiểu về cấu trúc của xe lăn, mày mò đi tìm mua từng phụ tùng như để lắp ráp. “Có chiếc nhận về chỉ có khung sắt thôi, có phần còn rỉ sét do bệnh nhân người ta ngồi lên xe để tắm. Đây là nguyên nhân khiến xe dễ xuống cấp nhất. Tôi xuống Chợ Lớn (quận 5) để tìm mua bánh xe, vỏ xe, tấm gỗ, miếng vải bố… Nói chung thiếu cái gì, mình mua phụ kiện để đắp cái đó. Chiếc xe chính là đôi chân của người khuyết tật, vì thế, tôi muốn làm cho nó thật vững chãi để họ an tâm và bước đi”, thầy Minh nói.

Dần dần thành quen, tính đến thời điểm hiện tại, thầy Minh đã làm ra được hàng nghìn chiếc xe lăn, gửi tặng bệnh nhân khuyết tật trên khắp mọi miền đất nước. Mỗi ngày, thầy Minh cùng các Phật tử có thể làm từ 3-4 chiếc xe, sau khi hoàn thành sẽ chuyển đến bưu điện.

Sư thầy tái chế cả nghìn xe lăn cho ai khó khăn để họ ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia - Ảnh 2.

Thầy Đức Minh chia sẻ về quá trình tạo nên một chiếc xe lăn

Thi thoảng, khi đóng xe lăn gửi đi, thầy Minh vẫn nhét thêm vào đó hộp khẩu trang, túi bánh… như một món quà nho nhỏ động viên họ vượt qua khó khăn.

“Đa phần, người ngồi xe lăn lâu sẽ gặp một biến chứng là lở loét thịt da. Mỗi chiếc xe lăn mà chúng tôi làm ra đều tương thích, phù hợp với người được tặng. Ví dụ, tôi sẽ hỏi họ tình trạng thế nào, có những người đi bán vé số, trên nóc phải có mui che, có bạn lại không đi vệ sinh được, tôi buộc phải có những thiết kế khác. Có người xe lăn bề ngang chỉ cần 30 cm, có người lại là 40 cm”, thầy Minh tâm sự.

Sư thầy tái chế cả nghìn xe lăn cho ai khó khăn để họ ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia - Ảnh 3.

Có những chiếc xe lăn sờn cũ được phục chế lại

Lắng nghe những câu chuyện rơi nước mắt

Khoảng 2 năm, có những người lại liên hệ với thầy Đức Minh để xin chiếc xe mới. Vì cuộc sống mưu sinh, chiếc xe lăn “tả tơi”, bạc màu, thắng cũng không còn ăn… Những lần như thế, thầy chưa bao giờ từ chối.

Mỗi con người ngồi trên chiếc xe lăn, họ đều có một câu chuyện dài đằng sau. Có người vốn không phải là người khuyết tật, nhưng qua một tai nạn lao động, họ mất tất cả, đổ vỡ hôn nhân, không còn sức lao động, không có khả năng làm ra tiền…

“Nhiều người không may bị tai nạn lao động như té cầu thang, cột điện, té giàn giáo, tai nạn xe… Trong lúc quẫn bách nhất, thậm chí họ đã tìm đến cách quyên sinh. Tôi đã từng chứng kiến những hoàn cảnh rất thương tâm như vậy. Chiếc xe lăn như một đôi chân giúp họ bước ra ngắm nhìn bầu trời rộng lớn ngoài kia, cởi bỏ nỗi mặc cảm. Có lúc, tôi lại nhận được lời cảm ơn rằng thầy ơi, nhờ có thầy mà con có thể đi ra ngoài sân, hít khí trời, không phải nằm nhà nữa”, thầy Minh chia sẻ.

Sư thầy tái chế cả nghìn xe lăn cho ai khó khăn để họ ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia - Ảnh 4.

Một Phật tử phụ giúp thầy Đức Minh

Có những người khuyết tật từ xa đến TP.HCM chữa bệnh đã chọn đạo tràng An Viên làm nơi lưu trú. Mỗi lần như thế, thầy và các đệ tử lại tất tả chuẩn bị đủ số lượng quạt máy, chiếu, mền… để họ có một chỗ nghỉ tươm tất.

Sư thầy tái chế cả nghìn xe lăn cho ai khó khăn để họ ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia - Ảnh 5.

Các vỏ quạt được gom về đạo tràng An Viên

Sư thầy tái chế cả nghìn xe lăn cho ai khó khăn để họ ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia - Ảnh 6.

Chú tiểu trong chùa phụ giúp thầy Minh dựng xe lăn

Tiếp khách xong, thầy Minh lại bắt đầu công việc của mình. Thầy mang bộ đồ nghề gồm rất nhiều tua vít, đinh lẫn lốp xe dự phòng ra… Hơn 7 năm qua, thầy Minh “nói vui” rằng mình đã có thêm một nghề tay trái. Từ khi là người không biết gì về xe lăn, thầy đã mày mò để tạo nên những chiếc xe chắc chắn, để chúng trở thành “đôi chân” cho những người khuyết tật.